Page 135 - Maket 17-11_merged
P. 135

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           trong khi nghề chính của họ là làm nông nghiệp lại không còn đất để sản xuất. Tình trạng
           lao động trẻ bỏ nông nghiệp, nông thôn ra thành phố, ra nước ngoài kiếm sống ngày càng
           gia tăng do thu nhập thấp, đất đai ngày càng bị thu hẹp, quá trình CNH không đủ sức thu
           hút hết lao động, tạo việc làm ở khu vực nông thôn. Sự phát triển của cơ chế thị trường
           với sức hút của các đô thị lớn đã tạo nên dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành
           thị. Sự chênh lệch về cơ hội việc làm và mức sống giữa các vùng, giữa các tỉnh là tiền đề
           của sự di dân và di chuyển lao động.
               Hầu hết con em nông dân đều chưa được chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, trình độ, tay
           nghề để hội nhập vào nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các khu đô thị và thành phố
           lớn. Do đó, việc làm mà những lao động nông nghiệp trẻ tìm được thường tập trung ở
           những việc nặng nhọc, lao động phổ thông lương bổng thấp, nhưng không có sự chọn
           lựa nào khác vì họ khó tồn tại ở nông thôn trong điều kiện ít đất hoặc không có đất. Khi
           một lượng lớn lao động nông thôn được “kéo” về thành thị, thiếu hụt lao động cho nông
           nghiệp là điều đã và đang diễn ra ở nhiều khu vực nông thôn. Điều đó dẫn đến giá lao
           động nông nghiệp tăng, chất lượng lao động kém, chi phí đầu tư lao động tăng, hiệu quả
           và lợi nhuận sản xuất nông nghiệp giảm, đời sống của người lao động nông nghiệp càng
           thêm khó khăn. Nhìn rộng hơn, một số mặt hàng nông sản giảm lợi thế cạnh tranh do giá
           thành sản xuất tăng.
               5.4 Những tác động về văn hóa

               Chúng ta đang chứng kiến những đổi thay sâu sắc về văn hóa làng xã trước những
           tác động của đô thị hóa ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, những yếu tố của cấu trúc văn
           hóa làng xã thay đổi không giống nhau trong quá trình đô thị hóa. Một số yếu tố dần
           biến mất, trong khi một số yếu tố khác được duy trì hay chuyển hóa để hội nhập với môi
           trường mới. ở các nước đang phát triển, các yếu tố văn hoá làng xã ở khu vực ven đô
           không thật sự rõ nét như ở các vùng nông thôn mà bị pha trộn với văn hoá đô thị và đang
           biến đổi theo xu hướng đô thị hoá. Vì vậy, cần xem xét và đánh giá đầy đủ các tác động
           của đô thị hóa đến văn hóa làng xã vùng nông thôn, đặc biệt là những biến đổi về chuẩn
           mực văn hóa, các khuôn mẫu gia đình và lối sống. Những biến đổi đó đã đóng góp như
           thế nào cho sự phát triển vùng ven đô nói riêng và xã hội nói chung.

               5.5 Những tác động về môi trường
               Môi trường cũng là một vấn đề của quá trình đô thị hoá. Một mặt đô thị hoá làm
           thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị và khu vực nông thôn. Mặt khác nó cũng làm suy
           thoái môi trường sống của con người do sức ép tăng dân số, sự pha trộn lối sống, thiếu
           đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quản lý đô thị yếu kém,... Do môi trường sinh thái ven đô có
           tính lưỡng cư, vừa mang đặc điểm Nông nghiệp nông thôn vừa mang đặc điểm đô thị
           nên dưới tác động của đô thị hoá hệ sinh thái này sẽ bị phá vỡ. Chẳng hạn, các chất thải
           công nghiệp và sinh hoạt, bao gồm cả chất thải rắn và lỏng do không được xử lí hoặc xử

                                                134
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140