Page 130 - Maket 17-11_merged
P. 130

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               4. Cơ hội và khó khăn thách thức của quá trình đô thị hóa

               4.1 Cơ hội
               - Việt Nam còn rất nhiều khả năng phát triển ĐTH so với xu thế phát triển ĐTH trên
           thế giới (tỷ lệ đô thị hóa mới ở mức 40% năm 2020). Khu vực đô thị là khu vực chính
           trong phát triển ĐTH, trong thời vừa qua phát triển với tốc độ nhanh và quá nóng. Sự
           phát triển chưa phù hợp với tiềm năng phát triển của các đô thị (tỉ lệ lấp đầy các khu CN
           tại đô thị còn thấp, năm 2020 chỉ đạt xấp xỉ 57%). Sự phát triển có chiều hướng chậm
           lại (giai đoạn 2015 - 2020 đạt bình quân 2,6%/năm, thấp hơn mức bình quân 2,9%/năm
           của giai đoạn 2010-2015). Sự phát triển làm mất cân đối cơ cấu lao động trong KVNT,
           không khai thác tốt được các tiềm năng ở khu vực nông thôn, gây quá tải cho các KVĐT,
           đặc biệt là các đô thị lớn. Xu hướng phát triển đô thị trong thời gian tới coi trọng về chất
           lượng đô thị hơn chỉ phát triển về số lượng. Phát triển theo mô hình mạng lưới, tăng tính
           liên kết vùng miền và giữa đô thị và nông thôn, gắn với xây dựng NTM. Đứng về mặt
           tổng thể đây là cơ hội cho phát triển đô thị hóa khu vực nông thôn để góp phần đẩy nhanh
           tiến trình ĐTH của cả nước.
               - Tiềm năng cho ĐTH khu vực nông thôn là rất lớn trên cả hai góc độ: Phát triển
           đô thị nhỏ và hình thành các điểm dân cư phát triển tập trung có điều kiện sống như điều
           kiện sống người dân đô thị (theo quan niệm mở về đô thị hóa). Tiềm năng này thể hiện:
           Hiện mật độ đô thị trên địa bàn huyện còn rất thấp (khoảng 1,2 đô thị/huyện) so với khả
           năng phát triển (nhiều địa bàn huyện có lãnh thổ rộng lớn). Mật độ dân cư khu vực nông
           thôn khá cao, khu vực có mật độ 400 người/km  là khá nhiều, phân bố tại nhiều vùng
                                                     2
           miền trong cả nước (trừ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và khu vực
           miền núi vùng Miền Trung). Xây dựng NTM giai đoạn 2012 – 2020 đã tạo ra một nền
           tảng cơ bản (sản xuất, hạ tầng cơ sở nông thôn) cho người dân nông thôn, tạo điều kiện
           tập trung cho xây dựng NTM ở mức tập trung, có trọng điểm nhằm đẩy mạnh ĐTH nông
           thôn. Phát triển khu vực ven đô cũng là một yếu tố góp phần cho ĐTH khu vực nông
           thôn, nhưng mang tính đặc thù - đẩy mạnh về chất lượng ĐTH. Tiềm năng nêu trên thực
           sự là cơ hội cho phát triển ĐTH khu vực nông thôn trên nền tảng xây dựng NTM. Vấn đề
           là ở chỗ cần xây dựng tập trung để hình thành các cơ sở tạo thị (CN-TTCN, thương mại
           dịch vụ) cho các điểm hạt nhân có sức lan tỏa trên địa bàn huyện, xây dựng các khu dân
           cư tập trung có điều kiện sống như điều kiện sống người dân đô thị. Việc xây dựng tập
           trung phải gắn kết tốt với các tiềm năng sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hóa.

               - Các chương trình, định hướng lớn trong xây dựng NTM, phát triển khu vực nông
           thôn đều có những quan điểm phát triển, định hướng, hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy
           phát triển đô thị hóa khu vực nông thôn, phù hợp với khả năng có thể khai thác các tiềm
           năng cho đô thị hóa khu vực nông thôn. Các chương trình, định hướng chủ yếu như đã
           nêu trong mục 3 của Chuyên đề này. Đây là cơ hội mang tính tiền đề, tiên quyết cho việc
           đẩy mạnh đô thị hóa khu vực nông thôn.


                                                129
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135