Page 126 - Maket 17-11_merged
P. 126
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
khu vực nông thôn kém phát triển (vùng cần đầu tư của Nhà nước nhằm kích cầu và có
nhiều giải pháp phát triển mang nặng tính xã hội), mật độ dân cư rất thấp, chủ yếu dưới
200 người/km , dân cư phân bố rất phân tán, manh mún do địa bàn rộng lớn, thường
2
hàng chục nghìn ha, nhiều dân tộc ít người sinh sống, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt
là giao thông rất kém phát triển; tập trung chủ yếu ở vực Tây Nguyên, Trung du và miền
núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Tại các khu vực này các trung tâm
cụm xã là một trong các nhân tố góp phần cho đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn khu vực.
Tuy nhiên việc đẩy mạnh đô thị hóa khu vực nông thôn tại khu vực này sẽ rất khó khăn
trong giai đoạn trước mắt.
Với thực trạng phát triển đô thị trên địa bàn huyện hiện nay, các khu vực có quy mô
lãnh thổ huyện lớn sẽ là lợi thế đẩy mạnh phát triển thêm các đô thị trung tâm tiểu vùng
trong huyện và thông qua đó góp phần đẩy mạnh đô thị hóa khu vực nông thôn. Các khu
vực này có hầu hết trong các vùng, trừ vùng đồng bằng sông Hồng. Các khu vực này lại
có điều kiện phát triển kinh tế sẽ là lợi thế rất lớn trong việc đẩy mạnh đô thị hóa khu
vực nông thôn.
3.2 Khu vực ven đô
3.2.1 Vùng ven đô là một đặc thù trong tiến trình đô thị hóa nông thôn trong các
vùng, miền
Khu vực ven đô nằm trong khu vực nông thôn thuộc lãnh thổ hành chính của mỗi
đô thị. Tùy theo đặc điểm và sự phát triển của từng đô thị, dân số sống tại khu vực nông
thôn của mỗi đô thị dao động trong khoảng 30 - 60% dân số toàn đô thị đó. Ví dụ thành
phố Hà Nội với gần 60% dân số sống tại khu vực nông thôn của thành phố năm 2008,
và vẫn còn khoảng 30% vào năm 2030 (theo dự báo quy hoạch); thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang dân số sống tại khu vực nông thôn khoảng 41% năm 2018; thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang là khoảng 25%; thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang con số này
khoảng 46%. Khu vực ven đô chịu tác động mạnh của đô thị hóa và nẩy sinh nhiều vấn
đề trong quá trình phát triển của mỗi đô thị. Nó tác động quan trọng đến sự phát triển
bền vững của khu vực đô thị, nông thôn, cũng như phát triển chung của mỗi đô thị. Vấn
đề quan trọng đối với khu vực ven đô là chất lượng đô thị hóa, nhằm phát triển tốt thành
phố, thị xã trong tương lai, khai thác tốt tiềm năng và giảm thiểu lãng phí trong đầu tư
xây dựng đối với khu vực ven đô.
Theo cấu trúc lãnh thổ hành chính thành phố, thị xã đều được cấu tạo bởi 2 phần
không gian cơ bản: Nội thị (phường, quận) và ngoại thị (xã và huyện hoặc các xã), hay
nói một cách chung nhất là các đô thị đều có 2 mảng không gian cơ bản: Không gian dân
cư đô thị và không gian dân cư nông thôn. Khu vực ven đô được hiểu một cách thông
thường nhất là vùng ven khu vực nội thị. Đối với thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là các
xã thuộc vùng ven khu vực nội thị. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương là các xã,
125