Page 124 - Maket 17-11_merged
P. 124

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           mang tính chủ chốt hiện nay chủ yếu hình thành ở thị trấn huyện lỵ (siêu thị, bảo vệ thực
           vật, thông tin thị trường...). Điều này có nghĩa sự góp phần của nó trong đẩy mạnh ĐTH
           trên địa bàn huyện sẽ không nhiều. Khi nhu cầu đời sống tăng cao, nhu cầu dịch vụ SX
           cần nhiều hoạt động hơn, đặc biệt đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, các dịch vụ này sẽ
           được chia sẻ xuống các cấp tiểu vùng trong huyện - nhất là các huyện có địa bàn rộng,  để
           đáp ứng tốt nhu cầu người dân, đặc biệt với nhu cầu dịch vụ trong sản xuất. Mặt khác các
           dịch vụ sản xuất bán lẻ, thu mua sản phẩm nông nghiệp - hiện đang hình thành phân tán
           trên địa bàn xã và theo hình thức thu mua trực tiếp với các hộ gia đình – cơ bản thích hợp
           nhiều với hình thức sản xuất nhỏ và cũng không góp phần trong công cuộc đô thị hóa khu
           vực nông thôn. Việc hình thành các tụ điểm thương mại dịch vụ tập trung gắn với điểm
           dân cư tập trung phát triển mang tính hạt nhân trên địa bàn huyện sẽ tạo điều kiện cho
           thương mại dịch vụ phát triển và đóng góp đẩy mạnh tiến trình ĐTH khu vực nông thôn.
               3. Đô thị hóa chia theo các vùng

               3.1 Theo vùng lãnh thổ
               KVNT Việt Nam với khoảng 62% dân số và 75% diện tích đất đai của cả nước,
           trải dài từ bắc xuống nam trên 2000 km, với địa hình đa dạng và 54 dân tộc định cư sinh
           sống. Hiện nay trên toàn quốc có 544 huyện, 8927 xã, khoảng 1000 trung tâm cụm xã,
           thị tứ, 668 đô thị loại V (khoảng 650 đô thị được công nhận là thị trấn). Số luợng điểm
           dân cư nông thôn ước tính khoảng trên 50 000 điểm (nếu tính theo thôn, bản có khoảng
           trên 100.000 thôn, bản).
               Những đặc điểm khác nhau giữa các vùng miền ở nước ta có liên quan đến đô thị
           hóa nông thôn cụ thể:
               Vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các đặc điểm là khu vực phát triển nhiều
           loại hình trung tâm cụm xã; Dân cư với phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi; có các
           đồng bào dân tộc ít người định cư (chủ yếu là người Tày, Mường, Thái, H’Mông, Nùng);
           có khu vực biên giới quốc gia; quy mô lãnh thổ hành chính xã rất lớn (4500 ha); mật độ
           dân số thấp (116 người/km ); mức thu nhập kinh tế trung bình và thấp; thiên tai chủ yếu
                                  2
           là lũ quét, sạt lở đất đồi núi, ngập úng xảy ra nhiều điểm nhưng ảnh hưởng trong phạm
           vi nhỏ.
               Vùng đồng bằng sông Hồng với các đặc điểm dân cư khu vực đồng bằng (nội đồng
           và đồng bằng ven biển) với phát triển kinh tế thuần nông (trồng lúa, cây màu, rau đậu
           các loại, kết hợp chăn nuôi lợn và gia cầm) và các làng truyền thống, làng nghề; dân cư
           với phát triển kinh tế khu vực ven đô, ven đường quốc lộ; quy mô lãnh thổ hành chính
           xã nhỏ (800 ha); mật độ dân số cao và rất cao (cao nhất cả nước- 933 người/km ); mức
                                                                                 2
           thu nhập kinh tế trung bình và cao; thiên tai do sạt lở sông, biển, ngập úng xảy ra nhiều
           điểm nhưng ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ. Bị tác động ảnh hưởng của nước biển dâng.


                                                123
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129