Page 121 - Maket 17-11_merged
P. 121

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               2. Nội dung Đô thị hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045

               2.1 Nội dung đô thị hóa
               2.1.1 Trên địa bàn huyện

               Khu vực nông thôn (KVNT)Việt Nam chủ yếu là khu vực trên địa bàn các huyện
           trong cả nước. Ngoài ra còn có địa bàn các xã thuộc các thị xã (thường là đô thị loại IV)
           và thành phố trực thuộc tỉnh (thường là đô thị loại I, II và III). Như vậy, khu vực nông
           thôn có sự giao thoa giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị (KVĐT) là các thị trấn
           trên địa bàn huyện. Giao thoa giữa KVĐT và KVNT là các huyện thuộc địa bàn thành
           phố trực thuộc Trung ương và các xã thuộc địa bàn thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, đặc
           biệt là các xã ven đô. Việc ĐTH trong khu vực nông thôn hiện nay được thể hiện chủ yếu
           tại các thị trấn (thường là đô thị loại V), trung tâm huyện lỵ (chưa được công nhận thị
           trấn), các thị tứ (mang tính tiền đô thị) và các xã ven đô.
               Chủ yếu là các đô thị được hình thành từ yếu tố tạo thị là hành chính tổng hợp,
           chiếm khoảng 82% tổng số đô thị. Trong quá trình phát triển thường được bổ sung thêm
           yếu tố công nghiệp và dịch vụ thương mại cấp huyện. Các đô thị này có chức năng phục
           vụ toàn huyện và trực tiếp cho tiểu vùng xung quanh thị trấn huyện lỵ. Các đô thị trung
           tâm tiểu vùng của huyện hoặc đô thị chuyên ngành khá ít, chiếm khoảng 18%. Trong số
           này đa số phát triển theo hướng đô thị chuyên ngành, thường có yếu tố tạo thị là phát
           triển công nghiệp hoặc dịch vụ thương mại, trong đó yếu tố dịch vụ thương mại chiếm
           chủ yếu. Mật độ đô thị trên địa bàn huyện hiện khoảng 1,2 đô thị/huyện. Điều này cho
           thấy số đô thị trên địa bàn huyện còn quá ít. Thường một huyện có từ 1-3 đô thị tùy theo
           điều kiện phát triển và lãnh thổ hành chính. Hiện nay đa số một huyện có 1 đô thị. Đây
           là khả năng cho phát triển đô thị trên địa bàn huyện khi có điều kiện phát triển.
               Đẩy mạnh phát triển các yếu tố tạo đô thị trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở tiềm
           năng của từng khu vực. Các yếu tố tạo đô thị trên địa bàn cấp huyện được xác định chủ
           yếu là phát triển công nghiệp, TTCN và thương mại dịch vụ đời sống và sản xuất. Đẩy
           mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, có quy mô cho sản xuất hàng hóa trên địa
           bàn huyện gắn kết với phát triển công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ sản xuất.
           Từng bước dịch chuyển hình thức canh tác của người nông dân sang hình thức canh tác
           công nhân nông nghiệp. Trong phát triển công nghiệp, TTCN và thương mại dịch vụ sản
           xuất trên địa bàn huyện cần được đặt trong bối cảnh vùng liên huyện, vùng tỉnh để xác
           định mức độ, quy mô trong phát triển.

               Phát triển các đô thị nhỏ trên địa bàn huyện gắn với công nghiệp, TTCN, thương
           mại dịch vụ đời sống, sản xuất và điểm dân cư mang tính tập trung. Số lượng đô thị tùy
           thuộc vào mức độ phát triển và lãnh thổ của từng huyện. Các đô thị này thường phân bố
           theo các tiểu vùng trong huyện.


                                                120
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126