Page 117 - Maket 17-11_merged
P. 117

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Một phần khu vực nông thôn thuộc làng xã được sáp nhập với một khu vực dân cư
           đô thị mới được hình thành, tạo thành một đơn vị hành chính cơ sở. Khu vực nông thôn
           kể trên đã được này đã được đô thị hoá bởi sự thay đổi ranh giới hành chính chứ không
           phải do sự phát triển của các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng,
           là những tác nhân chính của ĐTH. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi của bộ máy hành
           chính cùng với thay đổi quy mô, trình độ, phương thức quản lý từ chính quyền nông thôn
           sang chính quyền đô thị. Tại đây cũng sẽ diễn ra sự chuyển biến và xâm nhập lối sống
           văn minh đô thị về nông thôn. Người dân sẽ có cơ hội tiếp cận với tiện nghi cuộc sống
           như trung tâm thương mại, giải trí, dịch vụ công cộng, y tế công, có điều kiện học tập
           cũng như được làm việc trong môi trường tốt hơn. Tuy nhiên các tác động không tốt của
           lối sống đô thị như an ninh trật tự xã hội phức tạp, sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội (ma
           túy, tín dụng đen…), suy giảm chuẩn mực đạo đức xã hội, gắn kết cộng đồng xói mòn,
           chất lượng môi trường sống kém… là những thách thức lớn đang đặt ra.

               5.6 Tác động của đô thị hóa đến đất đai nông thôn
               Chiếm dụng đất nông nghiệp tạo ra nhiều vấn đề bức xúc ở nông thôn. Một bộ phận
           không nhỏ nông dân ngoại thành bị mất đất canh tác cho xây dựng đô thị phải chuyển đổi
           nghề nghiệp. Trong khi đó, để thu hút đầu tư, các địa phương ồ ạt mở khu công nghiệp
           mà phần lớn là lấy đất nông nghiệp. Đất mới chuyển đổi này lại bị sử dụng lãng phí do
           thiếu quy hoạch đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy nhiều khu công nghiệp rất thấp, gây lãng phí lớn.
           Nhiều bất ổn về an ninh xã hội nông thôn gắn liền với những vấn đề đất đai chưa được
           giải quyết căn cơ của CNH, ĐTH. Theo thống kê, Việt Nam đã mất 73.000 ha đất canh
           tác hàng năm do ĐTH, diện tích trồng lúa giảm 6% chủ yếu là do CNH và ĐTH nhanh
           chóng. Diện tích đất được giao để sản xuất lúa gạo dự kiến giảm gần 10% vào năm 2030.

               Các vấn đề về lao động, việc làm là hệ lụy tất yếu của quá trình chiếm dụng đất
           nông nghiệp, nông thôn. Khi đất đai bị thu hẹp thì người nông dân bị mất đi phần tư
           liệu sản xuất quan trọng nhất để tạo nên thu nhập cho cuộc sống của gia định họ và tạo
           ra của cải cho xã hội. Theo ước tính thì mỗi ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích
           sử dụng sẽ làm mất đi việc làm của 14-16 lao động nông thôn. Những lao động bị mất
           việc làm nông nghiệp này bắt buộc phải di chuyển tự phát về các thành phố hoặc đô thị
           lớn tìm kiếm việc làm khác. Nhưng do mô hình tăng trưởng vừa qua không kèm theo
           tạo nhiều việc làm, nên lao động dư thừa bị ùn tắc ở nông thôn cùng nhiều hệ lụy chưa
           thể giải quyết.
               5.7 Tác động của đô thị hóa đến văn hóa - xã hội

               Những vấn đề phức tạp về quản lý xã hội tất yếu diễn ra ở cả đô thị và nông thôn.
           Những tệ nạn xã hội cũng xảy ra ngày càng nhiều trong các vùng nông thôn được ĐTH.
           Trong khi đó, việc quản lý lao động nhập cư còn yếu kém, tình hình an ninh trật tự và an
           toàn xã hội ở cả nông thôn và thành thị trở nên rất phức tạp.

                                                116
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122