Page 115 - Maket 17-11_merged
P. 115

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           Logistics (TP Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70%) và có 06 trung tâm Logistics do các
           doanh nghiệp đầu tư và quản lý. Toàn quốc có 8.580 chợ, 958 siêu thị và 188 trung tâm
           thương mại. Khu vực nông thôn có 89,4% số xã có loa truyền thanh, 92,5% số hộ nông
           thôn có ti vi, 434,9 nghìn hộ/cơ sở chuyên chế biến nông sản.
               Hệ thống kho dự trữ, bảo quản lúa gạo: Để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh
           của mặt hàng lúa gạo, đảm bảo khả năng dự trữ phục vụ xuất khẩu, Chính phủ đã quy
           hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại vùng ĐBSCL ; đồng thời, khuyến khích mọi
                                                           32
           thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo hiện đại. Nhờ vậy, tổng
           tích lượng kho chứa thóc, gạo đạt 7,3 triệu tấn; hệ thống kho chứa phân bố chủ yếu tại
           các tỉnh, thành thuộc ĐBSCL .
                                     33
               Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản: Cả nước có trên 7.000 cơ sở chế biến
           NLTS quy mô công nghiệp, trong đó có gần 600 cơ sở chế biến gạo, 97 cơ sở chế biến cà
           phê nhân, 7 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất; 50 nhà máy tinh bột sắn quy
           mô công nghiệp, 41 nhà máy chế biến đường; 470 cơ sở chế biến điều, 200 doanh nghiệp
           chế biến, kinh doanh hồ tiêu, 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công suất trên 800 ngàn
           tấn sản phẩm/năm; 455 cơ sở chế biến chè, tổng công suất 450 ngàn tấn chè khô/năm.
               5.4 Tác động của ĐTH đến ô nhiễm môi trường sinh thái
               ĐTH tác động tiêu cực thể hiện ở ảnh hưởng xấu đến môi trường, việc đô thị hóa
           diễn ra với quy mô ngày càng nhanh chóng đã làm gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt,
           nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp không được xử lý, hệ thống thoát nước
           không được tốt. Thêm vào đó, ô nhiễm không khí cũng ngày càng tồi tệ gây hại cho sức
           khỏe cộng đồng và môi trường. Nguyên nhân xuất phát được cho là từ chính sự bùng nổ
           các hoạt động xây dựng, phá dỡ các công trình; khí xả thải từ các phương tiện giao thông
           cơ giới; việc đốt rơm, rạ của người dân; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận,…
           Hiện Việt Nam đang đứng trong top 10 nước ô nhiễm không khí ở châu Á. Bên cạnh đó,
           đô thị Việt Nam còn đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu. Bão, lũ lụt và
           nước biển dâng đang tác động đến phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng  ĐBSCL
           với 138 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập
           nặng đến rất nặng. BĐKH gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ
           thống đô thị miền núi và Tây Nguyên với 143 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong
           đó có 17 đô thị có khả năng chịu ảnh hưởng rất mạnh.

               (32)     Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010.
               (33)   Trên 50 địa điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố; trong đó tại các tỉnh: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, An Giang,
           Đồng Tháp, Kiên Giang chiếm khoảng 70% sức chứa; 30% còn lại là hệ thống kho thuộc các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long,
           Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Hồ Chí Minh. Ở ĐBSCL có khoảng 560 cơ sở xay xát gạo quy
           mô công nghiệp; cơ sở có công suất dưới 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 38,5%; cơ sở có công suất trên 10.000 tấn
           thóc/năm chiếm khoảng 61,5% (cơ sở có công suất lớn trên 100.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 3%), tổng năng lực xay
           xát 13 triệu tấn SP/năm. Tổng công suất của hệ thống kho chứa lúa gạo ở ĐBSCL 6,7 triệu tấn, nhưng đa số dùng để trữ
           gạo, kho chứa lúa chiếm tỷ lệ thấp (gần 1,5 triệu tấn).

                                                114
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120