Page 112 - Maket 17-11_merged
P. 112
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
5.3.5 Đô thị hóa tác động đến việc hình thành và phát triển các mô hình, tổ chức,
thể chế sản xuất của hộ nông dân
Đô thị hóa cũng gây ra áp lực đối với việc thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong
khu vực nông thôn. Các hình thức tổ chức kinh tế của nhiều thành phần như: Doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nhà nước, công
ty liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có sự phát triển mạnh mẽ ở khu vực
nông thôn, nhất là các vùng nông thôn ven đô. Đến tháng 12/2018 cả nước có 9.235
doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 3,6 lần so
với năm 2008. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao như Vingroup, Vinamilk, Hoàng Anh, TH, Dabaco Việt Nam,
Masan, Lavifood… Đến nay, cả nước ước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Các
HTX nông nghiệp trước đây có sự chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới hình thức và tổ chức
hoạt động, từ HTX nông nghiệp thuần túy sang HTX nông nghiệp kiểu mới. Theo thống
kê của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, đến hết năm 2019 cả nước đã có khoảng 15.300
HTX nông nghiệp, với trên 3.770.000 thành viên. Hoạt động của các HTX ngày càng
hiệu quả, gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị với doanh thu
và thu nhập của các thành viên HTX ngày càng cao, từng bước khẳng định vai trò của
HTX trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ và xây dựng NTM.
- Kinh tế hộ ở nông thôn tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và đang có sự
chuyển dịch hiệu quả hơn, năm 2020 số hộ làm nông lâm thủy sản chiếm 50,3% (số hộ
hiện có khoảng 8,9 triệu hộ).
Số hộ thực tế có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 48% tổng số hộ
cả nước. Như vậy, 13% số hộ trong nông thôn hiện nay, có thu nhập từ làm công nghiệp
ngay trong nông thôn hoặc hộ làm nghề thủ công. So với năm 2011, số hộ có thu nhập
chính từ nông nghiệp đã giảm đi 16%. Kết quả này cho thấy số hộ có sự chuyển dịch
mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp ngay trong nông
thôn, như vùng ĐBSH đã có 28,55% số hộ, Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung có
18,86% số hộ và Đông nam bộ có 19,35% số hộ.
Số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hàng hóa và tham gia liên kết khá
phổ biến. Tính đến hết tháng 6/2021, cả nước có 6.925 chuỗi liên kết nông nghiệp, trong
đó: 3.243 chuỗi liên kết có từ trước năm 2018 (trồng trọt có 2.383 chuỗi, chăn nuôi có
650 chuỗi; thủy sản có 210 chuỗi); 1.644 chuỗi liên kết có chứng nhận an toàn thực phẩm
và 2.038 chuỗi liên kết đang được xây dựng theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP. 100%
các liên kết có sự tham gia của hộ nông dân.
- Chuyển đổi kinh tế trang trại: Đến hết năm 2020, cả nước có 28.868 trang trại sản
xuất và kinh doanh nông nghiệp. So với năm 2011, số lượng trang trại tăng nhanh qua
111