Page 116 - Maket 17-11_merged
P. 116

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               Việc ĐTH diễn ra với quy mô ngày càng nhanh chóng đã làm gia tăng ô nhiễm,
           nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải từ các khu công nghiệp chưa được
           thu gom, xử lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho các dòng sông lớn, như: sông Đồng Nai,
           Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch…Thêm vào đó, ô nhiễm không
           khí cũng ngày càng tồi tệ gây hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Nguyên nhân
           xuất phát được cho là từ chính sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, phá dỡ các công
           trình; khí xả thải từ các phương tiện giao thông cơ giới; việc đốt rơm, rạ của người dân;
           khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận,… Hiện Việt Nam đang đứng trong top 10
           nước ô nhiễm không khí ở châu Á. Đáng chú ý tổng lượng bụi ở các thành phố lớn của
           Việt Nam như  Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng liên tục tăng cao
           khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động .
                                                                  34
               Phát triển nông thôn trong tiến trình CNH, ĐTH cũng không tránh khỏi những tác
           động xấu đến môi trường nông thôn. Việc phát triển mạnh các hoạt động xây dựng đô
           thị, các vấn đề tồn tại hiện hữu về môi trường tại khu vực nông thôn như chất thải chăn
           nuôi, ô nhiễm từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn sẽ
           gây sức ép ngày càng tăng đến môi trường nông nghiệp nông thôn trong quá trình xây
           dựng NTM gắn với ĐTH.
               5.5 Tác động của ĐTH đến thay đổi hình thái kiến trúc từ kiến trúc nông thôn
           sang kiến trúc đô thị, thay đổi ranh giới hành chính từ xã lên phường
               Sự phát triển đô thị luôn gắn liền với quá trình ĐTH các làng xã vùng ven và các
           vùng có mật độ dân cư nông thôn tập trung dày đặc ở diện rộng như hai vùng ĐBSH và
           ĐBSCL. Quá trình ĐTH làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra vùng
           đồng ruộng ven đô, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng, xã nông nghiệp
           - tiểu thủ CN, làng nghề truyền thống tồn tại khá lâu dài. Đây là một tính chất phổ biến ở
           các đô thị lớn vùng ĐBSH. Với đặc thù của lối sống cộng đồng với một lịch sử lâu đời,
           quá trình ĐTH các làng xã là quá trình chuyển đối cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, xã hội
           và chuyển biến không gian phức tạp.
               Trong quá trình ĐTH, tất yếu phải thay đổi kiến trúc nông thôn bằng kiến trúc đô
           thị. Hầu hết các làng đã biến thành phố, phường. Theo đó là quá trình hình thành lối sống
           thành thị với nhu cầu cải tạo, mở rộng nhà cũ, xây dựng nhà mới, làm cho cảnh quan văn
           hóa xung quanh di tích bị biến dạng, bị thu hẹp, bị lấn chiếm. Khu vực phía ngoài nhanh
           chóng bị lấp đầy bởi các dãy nhà ở chiếm chỗ có mật độ cao cùng với các công trình
           công cộng, các khu thương mại dịch vụ, nhà máy sản xuất. Từ chỗ là không gian văn hóa
           truyền thống của làng xã, nay đình, đền, chùa, chỉ còn chức năng tín ngưỡng. Nhà cửa
           nhiều tầng mọc lên quây kín, lấn sát và thu hẹp không gian văn hóa của di tích làm cho
           các lễ hội truyền thống không còn không gian trình diễn, các nét đặc trưng văn hóa của
           làng xã có nguy cơ mai một.
               (34)     Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2019, Biên dịch: Giải pháp vì Môi trường.

                                                115
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121