Page 118 - Maket 17-11_merged
P. 118
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Áp lực dân số từ nông thôn ra thành thị ngay càng lớn gây mất cân đối, bất ổn xã
hội. Nhóm dân số trẻ di cư đến các đô thị, khu công nghiệp, để lại làng quê những người
cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình nông thôn, gánh nặng công việc SX và chăm
sóc, giáo dục con cái đè nặng lên đôi vai của người vợ, ông bà. Di cư nội địa cũng làm
biến đổi cấu trúc gia đình nông thôn, tạo nên nhiều “gia đình không đầy đủ” vì thiếu
vắng vợ hoặc chồng do họ đi làm ăn xa, điều này cũng ảnh hưởng đến việc chức năng
giáo dục con cái.
Nếp sống văn hóa của người dân nông thôn cũng bị thay đổi. Các tệ nạn xã hội như
cờ bạc, nghiện hút đã xuất hiện trong các thôn làng vốn rất thuần nhất. Hiện tượng nam
giới tuổi trung niên và nam, nữ thanh niên “ly hương” ra đô thị, các khu công nghiệp dẫn
đến ở nông thôn có xu hướng nữ hoá NN, nữ hoá chủ hộ, lão hoá nông thôn. Xu hướng
này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với đời sống gia đình và sự phát triển của thế hệ con
em nông dân sống ở các vùng nông thôn hiện nay.
Đô thị có xu hướng ngày càng xâm lấn văn hóa, bản sắc nông thôn. Trong quá trình
xây dựng NTM gắn với ĐTH, nhiều làng quê đã và đang bị mất bản sắc truyền thống vốn
có. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên bị chiếm dụng, nhiều kiến trúc, cảnh quan,
di sản văn hóa làng quê đã bị mất, nhường chỗ cho “phố vào làng”, cho các khu đô thị
mi ni trong lòng nông thôn, khiến nhiều nơi bị “đô thị hóa nông thôn”. Xây dựng mới hệ
thống đường giao thông đồng loạt theo phong trào và công thức đơn giản đã làm “bê tông
hóa làng quê”. Việc áp dụng cứng nhắc cách làm của miền xuôi lên miền ngược đã tạo
ra xu hướng “đồng bằng hóa miền núi”. Nhiều làng nghề, nghề truyền thống có nguy cơ
thất truyền. Nhiều di sản du lịch bị bỏ quên, làm mất đi nguồn thu của người dân, hoặc
ngược lại, bị khai thác quá mức làm cạn kiệt, tôn tạo quá đà làm mất đi bản sắc. Tình
trạng hoặc bị “bảo tồn chết” các di sản khiến người dân ngồi trên di sản phải sống trong
điều kiện thiếu thốn…
IV. ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
1. Quan điểm, định hướng đô thị hóa giai đoạn 2021-2030
1.1 Quan điểm
- Đô thị hóa là quá trình tất yếu và là động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội
nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ và thúc đẩy hiệu quả quá trình CNH, HĐH,
xây dựng NTM, phù hợp với lợi thế và đặc điểm của từng vùng, miền và địa phương.
Lấy con người gắn với hệ sinh thái đô thị là trung tâm, nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân là mục tiêu. ĐTH phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm tiết kiệm tài nguyên,
bảo vệ môi trường sinh thái và hệ thống di sản văn hóa, chủ động thích ứng với biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai. Giảm khoảng cách phát triển giữa đô thị và nông thôn.
117