Page 122 - Maket 17-11_merged
P. 122
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.2 Về phát triển điểm dân cư nông thôn
Điểm dân cư nông thôn có hình loại rất đa dạng, nó có thể là thị tứ hay điểm dân cư
trung tâm cụm xã, điểm dân cư trung tâm xã; có thể là điểm dân cư ở thuần tuý hoặc gắn
kết với một khu sản xuất phi nông nghiệp; nó có thể là một làng, làng nghề, một thôn,
bản hoặc bao gồm nhiều thôn, hay thậm chí là vài hộ gia đình. Về mặt phân bố, trong
các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế trung bình và phát triển, mật độ dân số trên địa
bàn xã khá cao, thấp nhất cũng vào khoảng 400 người/km , trung bình khoảng 700 - 800
2
người/km , khu vực cao lên đến trên 1500 người/km . Dân cư trên địa bàn một xã thường
2
2
được phân bố thành nhiều điểm dân cư, thường là 5 – 7 điểm dân cư, có xã có tới 10 điểm
dân cư. Tình trạng này đã xé lẻ đồng ruộng trong xã thành các khu vực rất manh mún,
không thuận lợi cho canh tác theo kiểu cơ giới hoá. Mặt khác sự phân bố thành nhiều
điểm dân cư sẽ không có lợi cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng và hình thành các điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản xuất dịch vụ trong khu vực nông thôn. Trong quá trình phát
triển, tại các khu vực có mật độ dân số cao, các điểm dân cư gần nhau có xu hướng phát
triển hợp thành một điểm quy mô lớn hơn. Đây là xu hướng thuận lợi trong tiến trình đô
thị hóa ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên một số thực trạng phát triển điểm dân cư chưa
tạo điều kiện cho tiến trình đô thị hóa như điểm dân cư với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, điểm dân cư tự phát bám dọc theo các trục quốc lộ. nhiều nơi chỉ là một lớp
nhà bám dọc hai bên quốc lộ. Các loại hình điểm dân cư này còn phát triển thiếu hoạch
định một cách hệ thống phù hợp với tiềm năng và thị trường, đáp ứng yêu cầu trước mắt
là chủ yếu, phát triển phân tán. Và đương nhiên sẽ khó nâng cao điều kiện dịch vụ công
cộng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, cải tiến công nghệ và tạo sức cạnh tranh trong phát
triển trong cuộc sống và sản xuất của các điểm dân cư, cũng như khó góp phần đẩy nhanh
tốc độ đô thị hóa trong các vùng nông thôn.
Phát triển các điểm dân cư tập trung có quy mô ở các vùng có kinh tế phát triển từ
mức trung bình trở lên, được xây dựng có điều kiện sống như điều sống người dân đô
thị. Các điểm này được gắn kết với làng nghề, điểm du lịch trong Chương trình OCOP
nhằm hỗ trợ cùng nhau phát triển và góp phần đẩy nhanh đô thị hóa khu vực nông thôn.
Phát triển các trung tâm cụm xã tại miền núi, vùng cao. Các trung tâm cụm xã phải
đáp ứng yêu cầu thực sự là cánh tay vươn dài của huyện lỵ và có sức lan tỏa trong phát
triển kinh tế, xã hội của tiểu vùng trong huyện. Tại khu vực miền núi cần từng bước hình
thành, phát triển dân cư theo hình thức cụm dân cư gắn với địa bàn sản xuất. Việc phát
triển trên tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh đô thị hóa tại khu vực này khi đủ điều kiện.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo kết nối thuận tiện
các đô thị, khu dân cư tập trung với khu vực sản xuất và bên ngoài, đảm bảo đạt tiêu
chuẩn áp dụng cho đô thị nhỏ đối với các khu dân cư tập trung.
Đẩy manh đô thị hóa khu vực nông thôn trên nền tảng kế thừa kết quả xây dựng
121