Page 119 - Maket 17-11_merged
P. 119
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Phát triển hệ thống đô thị theo mô hình mạng lưới, hình thành các vùng đô thị có
tính liên kết và chia sẻ, có sự phân công và phân cấp chức năng hợp lý, liên kết chặt chẽ
đô thị - nông thôn, tiến tới nhất thể hóa đô thị - nông thôn, thúc đẩy cư dân nông thôn
chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không rời bỏ làng xã. Phát triển mạnh các đô thị vệ tinh
của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn,
cải tạo và xây dựng mới các đô thị.
- Quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng đô thị phải được ưu tiên đi trước một bước,
bảo đảm phát triển đô thị phải phù hợp với trình độ và sức tải của kết cấu hạ tầng đô thị,
gắn với tạo việc làm cho cư dân đô thị.
- Bảo đảm nguyên tắc thị trường giữ vai trò chủ đạo, Nhà nước dẫn dắt, mở rộng
sự tham gia rộng rãi và có trách nhiệm của cộng đồng những người chịu tác động của
chính sách trong quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Nhà nước đóng
vai trò chủ đạo trong việc lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Huy động và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế đô
thị; thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư phát triển đô thị, tạo điều kiện thuận lợi và
khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển
đô thị và kinh tế đô thị.
1.2 Định hướng
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình
mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại;
có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản
sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia,
khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội
chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
- Phát triển mạng lưới đô thị trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về địa lý, kinh tế, xã
hội, văn hóa, đồng thời hỗ trợ phát triển vùng và địa phương. Các đô thị được phát triển
theo hướng xanh, văn minh, hiện đại, kinh tế phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao,
công nghệ sạch, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội.
Mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp
quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô
thị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn (gọi tắt là
đô thị trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới.
- Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương “lấy các đô thị làm động lực phát triển
vùng”và đưa ra chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; năm 2030, tỷ lệ đô
thị hóa đạt trên 50%. Đồng thời, xác định một trong ba đột phá chiến lược của giai đoạn
118