Page 110 - Maket 17-11_merged
P. 110
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
là với các khu đô thị mới hoặc vùng NTM được đô thị hóa. Theo kết quả tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2019 có đến 31,7% người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
23% trình độ cao đẳng, đại học.
Đô thị hóa đã và đang tạo ra hàng triệu việc làm mới, thu hút, quy tụ lao động các
địa phương ở mọi trình độ. Số liệu thống kê cho thấy, quy mô lực lượng lao động nông
thôn giai đoạn 2010 - 2019 tăng bình quân 0,32%/năm. Cơ cấu LĐ nông thôn có xu
hướng giảm nhưng không lớn, từ 72,01% năm 2010 xuống còn 67,6%, giảm 4,41% cả
giai đoạn. Tổng lực lượng lao động nông thôn có xu hướng tăng nhẹ từ 36,61 triệu người
năm 2010 tăng lên 37,68 triệu người năm 2019. Khu vực nông thôn, lao động cũng có xu
hướng chuyển dịch từ lĩnh vực nông lâm thủy sản sang các ngành công nghiệp xây dựng
và dịch vụ. Tỷ lệ lao động nông thôn làm việc khu vực nông nghiệp giảm tử 62,1% năm
2010 xuống còn 50,6% năm 2018, trong khi đó tỷ lệ lao động nông thôn làm việc khu
vực CN tăng từ 19,06% năm 2010 tăng lên 26,09% năm 2018; khu vực dịch vụ tăng từ
18,84% năm 2010 tăng lên 23,31% .
28
Áp lực dân số từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn gây mất cân đối, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội phức tạp cần giải quyết. Nhóm dân số trẻ di cư đến các đô thị, khu
công nghiệp, để lại làng quê những người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình
nông thôn, gánh nặng công việc sản xuất và chăm sóc, giáo dục con cái đè nặng lên đôi
vai của người vợ, ông bà. Di cư nội địa cũng làm biến đổi cấu trúc gia đình nông thôn,
tạo nên nhiều “gia đình không đầy đủ” vì thiếu vắng vợ hoặc chồng do họ đi làm ăn xa,
điều này cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng của gia đình, trong đó có
chức năng giáo dục con cái. Hiện tượng nam giới tuổi trung niên và nam, nữ thanh niên
“ly hương” đi tìm công ăn việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp trên phạm vi cả
nước dẫn đến hiện nay ở nông thôn có xu hướng nữ hoá nông nghiệp, lão hoá nông thôn
(đa số những người trên trung niên và cao tuổi mới ở lại quê) và phụ nữ hoá chủ hộ gia
đình trên thực tế (vì nam giới là chủ hộ trên danh nghĩa lại đi làm ăn xa). Xu hướng này
sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với đời sống gia đình và sự phát triển của thế hệ con em
nông dân sống ở các vùng nông thôn hiện nay. Một bộ phận không nhỏ lao động tại chỗ
ở khu vực nông thôn duới tiến trình đô thị hóa gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm
việc làm phù hợp, nhất là đối với LĐ trung niên SXNN truyền thống. Chất lượng LĐ
nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho tái cấu trúc ngành nông
nghiệp, nông thôn trong trong bối cảnh ĐTH và phát triển NTM, cũng như chưa đáp ứng
được yêu cầu của các ngành phi nông nghiệp.
Dịch chuyển lao động là một xu thế khách quan của quá trình vận động của các nền
kinh tế. Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp được đẩy
mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế, dịch chuyển cơ cấu ngành và công nghiệp
(28) Chuyển dịch lao động việc làm nông thôn Việt Nam hiện nay: thực trạng, định hướng và giải pháp, PGSTS.
Nguyễn Thị Lan Hương.
109