Page 109 - Maket 17-11_merged
P. 109
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
đối với nông dân vì nó đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư mới có thể thích ứng được
điều kiện mới, thậm chí có thể đối mặt với thất nghiệp, nghèo khổ, sự bất ổn xã hội…
Hình 11. Tỷ lệ nghèo phân theo thành thị, nông thôn
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
5.3.4 Đô thị hóa tác động đến sự chuyển dịch dân cư, lao động, việc làm thành thị
và nông thôn
Quá trình ĐTH và phát triển đô thị đã làm cho dân số đô thị tăng nhanh. Di cư
trở nên ngày càng phổ biến trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ kèm theo sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cũng như sự
bùng nổ của các khu công nghiệp, chế xuất. Trong những năm qua, các dòng dịch cư
từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng. Dân số thành thị năm 2019 gấp 1,38 lần so với
năm 2009 và 2,78 lần so với năm 1999. Yếu tố di cư góp phần làm dân số khu vực thành
thị tăng thêm 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số thành thị; sự chuyển mình từ xã thành
phường/thị trấn của nhiều địa phương trong cả nước góp phần chuyển 4,1 triệu người
đang là cư dân nông thôn thành cư dân thành thị, tương đương 12,3% dân số thành thị
của cả nước năm 2019. Cơ cấu dân số có sự chuyển dịch tích cự theo hướng tăng cơ
cấu dân số thành thị, giảm cơ cấu dân số nông thôn. Dân số khu vực nông thôn giảm
từ 76,3% năm 1999 xuống 70,4% năm 2009 và 65,5% năm 2019 . Theo đánh giá của
27
Tổng cục Thống kê, luồng di cư nông thôn - thành thị đóng góp đáng kể vào quá trình
đô thị hóa và người di cư chủ yếu là thanh niên đã giúp cho lực lượng lao động ở các đô
thị được bổ sung và trẻ hóa. Người di cư thường có mặt bằng trình độ chuyên môn cao
hơn người tại chỗ, đã giúp cho nơi họ đến có thêm lực lượng lao động chất lượng, nhất
(27) Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
108