Page 138 - Maket 17-11_merged
P. 138
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị, góp phần bảo đảm đến năm 2030 xây
dựng nước ta “là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao;
có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động,
nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn
với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng
phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã
hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc
sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của
nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam cần xác định, phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam theo mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; có kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô
thị tốt; tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò và vị thế xứng đáng trong mạng
lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng từng đô thị trở thành trung tâm,
đầu tàu phát triển kinh tế, xã hội, KHCN, giáo dục - đào tạo, đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp của từng địa phương, từng vùng và cả nước.
6.1.3 Nâng cao năng lực quản trị của các chính quyền đô thị
Hoàn chỉnh mô hình chính quyền đô thị theo quy định của Hiến pháp năm 2013
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) phù
hợp với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương. Xây
dựng mô hình quản trị các đô thị vệ tinh. Điều chỉnh các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá phát
triển đô thị cho phù hợp, theo hướng nâng cao chất lượng sống đô thị, tăng trưởng xanh
và phát triển bền vững.
6.1.4 Tập trung phát triển kinh tế đô thị, tăng cường năng lực cạnh tranh của các
đô thị
Nâng cao vai trò động lực, cực tăng trưởng của các vùng đô thị hóa, đô thị lớn/cực
lớn nhằm tăng khả năng tích tụ của nền kinh tế. Tái cấu trúc phát triển các vùng đô thị
hóa cơ bản trên cơ sở 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia là: vùng trung du và miền núi phía
Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng
Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, mỗi vùng
có các khu vực đô thị hóa tập trung cao, các đô thị động lực, các hành lang phát triển chủ
đạo, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2045 của đất nước.
137