Page 176 - Maket 17-11_merged
P. 176
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I. VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN HIỆN NAY
1. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp
tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là hai quá trình luôn đi kèm và hiện đại hoá là
hệ quả của quá trình công nghiệp hoá thành công. Trên thế giới, có nhiều chiến lược
công nghiệp hoá khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh và mức độ phát triển của mỗi
nước nhưng định nghĩa chung được thể hiện như sau: Công nghiệp hoá là một quá trình
chuyển dịch xã hội và kinh tế trong đó xã hội thay đổi từ một nước tiền công nghiệp
sang công nghiệp. Sự chuyển dịch xã hội và kinh tế ấy gắn liền chặt chẽ với sáng tạo
công nghệ, đặc biệt với phát triển năng lượng quy mô lớn và luyện kim (Dictionary.
LaborLawTalk.com, 2005).
Như vậy công nghiệp hoá gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng
tỷ trọng công nghiệp, giảm nông nghiệp. Kinh nghiệm của việc công nghiệp hoá của
nhiều nước cho thấy không có một sơ đồ công nghiệp hoá duy nhất có thể áp dụng ở các
nước. Công nghiệp hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố dẫn đến thành hay bại. Có nhiều kiểu
công nghiệp hoá khác nhau. Nhiều nước đã thất bại do đã áp dụng các chiến lược công
nghiệp hoá sai như chiến lược dựa chủ yếu vào công nghiệp nặng, chiến lược thay thế
nhập khẩu...
CNH, HĐH là bước tiến tất yếu của tất cả các nước trong quá trình phát triển. Lịch
sử kinh tế thế giới cho thấy hầu hết các quốc gia đều cố gắng chuyển từ tình trạng nước
chậm phát triển hoặc đang phát triển trở thành các nước phát triển, từ nền kinh tế nông
nghiệp trở thành các nền kinh tế công nghiệp hoặc đô thị hoá. Kurt Martin (1991) nghiên
cứu về quá trình CNH và sự phát triển của các quốc gia cho thấy các mô hình CNH thời
kỳ đầu đã thừa hưởng nhiều lý luận của kinh tế chính trị cổ điển được đề xướng bởi
Adam Smith, Ricardo hay Marx, theo đó vấn đề cơ bản của phát triển chính là chuyển từ
một xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; Gắn nông
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế
nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan
hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, nông dân giàu có,
thông minh và nông thôn văn minh, là miền quê đáng sống.
175