Page 178 - Maket 17-11_merged
P. 178
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
kiểu công nghiệp công nghiệp hoá khác nhau:
- Kiểu công nghiệp hoá dựa vào xuất khẩu công nghiệp chế biến và cải tiến chung
trong nông nghiệp như ở các nước đi trước như Pháp, Bỉ, và Mỹ.
- Kiểu công nghiệp hoá dựa và thay thế nhập khẩu, thực hiện ở các nước đi chậm
hơn và có dân số nhiều như Đức, Y, Nhật và Nga. Các nước này muốn công nghiệp hoá
được phải xoá bỏ các cản trở về thể chế và nông nghiệp được cải tiến chậm hơn công
nghiệp. Việc công nghiệp hoá gặp nhiều khó khăn như ở Nga, Italia và Tây ban nha.
- Kiểu phát triển mạnh nông nghiệp để xuất khẩu sản phẩm sơ cấp, thực hiện ở các
nước có nhiều đất và tài nguyên nhằm thu hút lao động và vốn của nước ngoài, như ở
Australia, Argentina, Canada và New Zeland.
- Kiểu tăng trưởng cân đối ở các nước có thể chế và nguồn lợi có nhiều thuận lợi
như Đan Mạch, Hà Lan và Thuỵ Sĩ. Các nước này dựa vào xuất khẩu, tạo được một nền
nông nghiệp hàng hoá có nhiều thặng dư.
Các nước nghèo tài nguyên và thị trường trong nước tương đối nhỏ thực hiện chiến
lược hướng xuất khẩu dựa vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến dùng nhiều lao
động như Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản, Hồng kông, Singapore. Chiến lược này được
coi là chiến lược có hiệu quả nhất. Tuy nhiên mức độ thành công cũng khác nhau. Các
mô hình phát triển hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp như Nhật bản và Đài loan thì
bền vững. Trái lại các mô hình công nghiệp hoá nhanh, làm cho nông nghiệp giảm quá
nhanh thì không bền vững và gây nhiều bất ổn xã hội.
Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, gần đây mô hình xí ng-
hiệp nhỏ và vừa và cụm công nghiệp nông thôn (Cluster) đã chứng tỏ là có hiệu quả hơn
mô hình xí nghiệp lớn đã ngày càng được phổ biến rộng ở nhiều nước cả nước công
nghiệp phát triển lẫn nước đang phát triển như Italy, Trung quốc. Trong quá trình công
nghiệp hoá cần phải chọn lựa giữa việc hướng vào thị trường trong nước hay ngoài nước,
giữa công nghiệp hoá phân tán hay tập trung vào các cực vùng, giữa công nghiệp nặng
cần công nghệ hiện đại và công nghiệp nhẹ tạo việc làm (P. Hugon, 1989) và giữa công
nghiệp chế biến sản phẩm địa phương. Một số nước như Nhật bản, Thái lan tập trung
phát triển đa dạng sản phẩm địa phương OTOP, OVOP trong quá trình HĐH nông thôn.
4. Tiêu chí đánh giá mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn trên thế giới
Một nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn là đánh giá mức độ hoàn thành theo tiêu chí nào. Về cơ bản, các nhà khoa học và
quản lý thống nhất với nhóm tiêu chí mà nhiều nước áp dụng, đó là:
1) Nhóm tiêu chí về kinh tế bao gồm: GDP/đầu người, tỷ trọng của nông nghiệp
trong GDP, tỷ lệ lao động nông thôn, năng suất lao động của nông dân và tỷ trọng của
xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia…
177