Page 180 - Maket 17-11_merged
P. 180
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
mới, thiết bị định vị toàn cầu, các công nghệ làm đất, công nghệ sau thu hoạch sử dụng
rộng rãi trên toàn cầu và từng bước áp dụng các công nghệ điều khiển tự động và cảm
biến, giao dịch nông sản thương mại điện tử, từ đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản; căn cứ vào lợi thế so sánh các quốc gia đã chủ động tham gia chuỗi nông
sản toàn cầu; đây là giai đoạn xuất hiện nhanh và nhiều công ty đa quốc gia kinh doanh
về nông nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ra đời với khái niệm “Công nghiệp
4.0”, lần đầu tiên xuất hiện tại Đức năm 2011 và trở thành phổ biến tại Diễn đàn kinh tế
thế giới ở Davos năm 2015. Như các ngành khác, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang
diễn ra trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp vận dụng thành quả của cách mạng công
nghiệp 4.0 được gọi là “Nông nghiệp 4.0”. Yếu tố cốt lõi của nông nghiệp 4.0 là nông
nghiệp bền vững, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
Do đó, nông nghiệp 4.0 còn có thể được gọi là nông nghiệp chính xác, thông minh hay
nông nghiệp số.
2. Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trong
bối cảnh CNH, HĐH
2.1 Khái niệm nông nghiệp số
Nông nghiệp số liên quan đến việc hình thành khái niệm, thiết kế, phát triển, đánh
giá và áp dụng các cách thức sáng tạo để sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
ở khu vực nông thôn, với trọng tâm chính là nông nghiệp. Nông nghiệp số được định
nghĩa là việc ứng dụng CNTT hiện đại vào đầu vào nông nghiệp hoặc thu mua nguyên
liệu, sản xuất, lưu trữ, phân phối, chế biến, tiếp thị với mục tiêu thay đổi cuộc sống của
người dân (Blessing M. và Blessing M., 2012). Triển khai nông nghiệp số đi kèm với
sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại và chuyển đổi CNTT trong suốt quá
trình phát triển nông nghiệp.
Hình 1. Các giai đoạn của phát triển nông nghiệp trong bối cảnh CNH, HĐH
179