Page 177 - Maket 17-11_merged
P. 177

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Quan hệ giữa CNH, HĐH với phát triển nông thôn là một quá trình chuyển dịch
           cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
           quá trình còn CNH, HĐH là mục tiêu. Các mô hình CNH-HĐH truyền thống đều coi
           nông nghiệp chỉ đóng vai trò hỗ trợ công nghiệp hóa và vai trò này sẽ giảm bớt khi công
           nghiệp trở thành trọng tâm của phát triển kinh tế.
               Các mô hình CNH, HĐH đề cao công nghiệp hóa thông qua nền kinh tế mở không
           dựa vào nông nghiệp như trên khiến cho phát triển nông nghiệp bị lãng quên. Tuy
           nhiên, thực tiễn phát triển của các nước, đặc biệt là các nước có quy mô vừa phải thì
           nông nghiệp phát triển là điều kiện tiên quyết để khởi động và bảo đảm thành công cho
           quá trình công nghiệp hóa. Vì vậy nghiên cứu tác động của CNH, HĐH đến nông thôn
           đồng nghĩa với nghiên cứu quá trình CNH, HĐH kinh tế nông thôn. Nông nghiệp là
           nguồn cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và lao động phục vụ phát triển
           công nghiệp. Phải thường xuyên bảo đảm nguồn cung ổn định về nông sản giá thấp thì
           mới duy trì được mức lương ổn định cho lao động xã hội, tạo khả năng thu hút đầu tư
           và phát huy năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp.
               Đối với các nước có lợi thế về nông nghiệp thì xuất khẩu nông sản đóng vai trò
           quan trọng trong việc tạo ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cần
           thiết cho công nghiệp hóa trong giai đoạn đầu. Ngành nông nghiệp hiện đại cần có các
           kênh cung cấp vốn và các dịch vụ cho nông dân (ví dụ như giống, phân bón, thiết bị, đào
           tạo và thông tin thị trường) qua đó thúc đẩy tinh thần kinh doanh và tạo việc làm, tăng giá
           trị thông qua chế biến nông sản, và kết nối nông dân với thị trường thông qua việc tiếp
           thị và phân phối sản phẩm nông nghiệp. Qua đó tăng năng suất, chất lượng và đa dạng
           hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và ổn định kinh tế cho các trang trại và các hộ
           gia đình nông thôn, an ninh lương thực và đổi các chuỗi giá trị.
               3. Lịch sử và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
           trên thế giới
               Nghiên cứu về CNH thường lấy nước Anh làm mô hình điển hình của cuộc cách
           mạng công nghiệp vì nước này là nước đi tiên phong trong quá trình CNH, HĐH. Ngay
           trong thế kỷ 18 tỷ lệ dân số phi nông nghiệp đã khá cao vì việc rút lao động khỏi nông
           nghiệp để chuyển sang công nghiệp đã được tiến hành tương đối nhanh do sự phá sản
           của nông dân nghèo và các nông trại lớn đã được hình thành tương đối sớm. Sự chuyển
           dịch cơ cấu đã thúc đẩy sự thay đổi về kỹ thuật chứ không phải ngược lại như hiện nay
           chúng ta tưởng. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh không phải là kết
           quả của sự phát triển khoa học, mà chỉ là kết quả của việc tìm cách giải quyết các vấn đề
           do công nghiệp đặt ra. Máy hơi nước được coi như biểu tượng của cuộc cách mạng công
           nghiệp mãi đến giữa thế kỷ 19 mới được áp dụng rộng rãi.
               Sang đến thế kỷ 19 một loạt các nước châu Âu và một số nước khác đã bắt đầu tiến
           hành công nghiệp hoá. Nghiên cứu quá trình này Morris và Adelman (1989) phân biệt 4

                                                176
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182