Page 179 - Maket 17-11_merged
P. 179

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               2) Nhóm chỉ tiêu xã hội và chất lượng cuộc sống: Chỉ số phát triển con người
           (HDI), tỷ lệ đô thị hóa, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, chỉ số GINI…
               3) Nhóm chỉ tiêu về môi trường gồm: tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, chi
           phí bảo vệ môi trường, cam kết giảm rác thải nhựa, phát thải khí nhà kính, tỷ lệ bao phủ
           của rừng, khối lượng chứng chỉ các bon được thương mại…
               4) Nhóm chỉ tiêu về số hóa nền kinh tế và kinh tế tri thức, bao gồm: tỷ lệ người dân sử
           dụng internet, tỷ lệ chi cho R&D so với GDP, tỷ lệ bằng phát minh sáng chế/10.000 người,
           tỷ lệ các sản phẩm công nghệ cao trong tổng sản phẩm nông nghiệp và trong tổng xuất khẩu.

               II. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VỚI CUỘC CÁCH MẠNG
           CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

               1. Nông nghiệp từ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa, tự động hóa và CNC
               Nông nghiệp hiện đại ngày nay theo các nhà nghiên cứu là nông nghiệp công nghệ
           cao như ứng dụng công nghệ chính xác và chuyển đổi số. Hiện nay, chưa có định nghĩa
           về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) một cách phù hợp, nhất quán và đúng
           trong mọi hoàn cảnh. Đây cũng là một khái niệm mang tính chất tương đối, tùy từng thời
           kỳ, từng hoàn cảnh, từng quốc gia, thậm chí từng ngành sản xuất sẽ có những khái niệm
           khác nhau. Trong quá trình phát triển nông nghiệp trên thế giới, các thành tựu KHCN
           tương ứng với từng thời kỳ phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp được ứng
           dụng vào nông nghiệp theo những cách khác nhau:
               Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra với sự ra đời của công nghệ máy
           thủy lực và động cơ hơi nước và đã tạo tiền đề cho nông nghiệp được cơ khí hóa ở các
           khâu canh tác. Tuy nhiên ở giai đoạn này canh tác nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào sức
           lao động và phụ thuộc thiên nhiên do đó năng suất lao động thấp, quy mô sản xuất nhỏ
           lẻ, quá trình trao đổi thương mại chưa sôi động, chủ yếu tự cung, tự cấp nông sản giữa
           các quốc gia.
               Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với đặc trưng là ứng dụng động cơ điện và
           dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đây là giai đoạn mà canh tác nông nghiệp kết hợp sử dụng
           hóa học trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; cơ khí phục vụ nông nghiệp phát triển,
           máy cày làm đất và máy móc phục vụ công nghệ sau thu hoạch, quá trình trao đổi nông
           sản toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành rõ phân vùng nông nghiệp thế giới.
               Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nổi bật bằng sự ứng dụng của công nghệ
           máy tính và tự động hóa trong các ngành kinh tế. Trong giai đoạn này, nông nghiệp đã
           có sự thay đổi lớn về công nghệ trồng trọt (gọi là cách mạng xanh) và công nghệ chăn
           nuôi (gọi là cách mạng trắng) và tạo ra năng suất và sản lượng cao chưa từng có trong
           lịch sử loài người. Đây là giai đoạn có bước đột phá về công nghệ ứng dụng trong nông
           nghiệp nhờ áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu


                                                178
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184