Page 266 - Maket 17-11_merged
P. 266

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           giao nhiệm vụ, để đối tượng sử dụng tham gia vào giao nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả
           của các cơ quan nghiên cứu, khuyến nông.

               Tăng kinh phí đầu tư cho KHCN và khuyến nông, ưu tiên cho công nghệ sinh học,
           công nghệ chế biến, công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút nhân tài vào hoạt động
           KHCN, thu hút trí thức về nông thôn, phát triển thị trường KHCN.

               Phát triển các “trung tâm khoa học” cho các vùng trọng điểm nông nghiệp theo
           nguyên tắc ở đâu sản xuất nông nghiệp giá trị càng cao thì ở đó phải tập trung nhiều cơ
           quan, cán bộ khoa học. Gắn trường đại học với viện nghiên cứu (trường nông nghiệp với
           viện nông nghiệp, trường lâm nghiệp với viện lâm nghiệp, trường thủy sản với viện thủy
           sản…). Kết hợp nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông.

               Hỗ trợ tổ chức nghiên cứu để xác định những mặt hàng có lợi thế cho quốc gia và
           từng địa phương để các thành phần kinh tế tổ chức chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
               Xây dựng tổ chức và tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, dự báo phân tích thị
           trường đối với các mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp và công bố thông tin rộng
           rãi chính cho người sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện để người sản xuất kinh doanh
           áp dụng được KHCN thông qua hỗ trợ tín dụng, tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực…

               Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân tại vùng tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm giảm
           di cư lao động nông thôn đến khu thành thị. Rà soát hệ thống ngân hàng, phương thức
           cho vay vốn khởi nghiệp, xây dựng hệ thống bảo hiểm nông nghiệp đối với những loại
           cây chủ lực, dễ bị rủi ro thị trường.

               Tăng cường nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển các giống cây trồng, vật
           nuôi bản địa là những sản phẩm đặc sản của vùng miền; nghiên cứu lai tạo, cải tạo các
           giống mới đáp ứng yêu cầu thị trường phù hợp với nhu cầu sản xuất, xuất khẩu. Tăng
           cường nghiên cứu khoa học về quản lý, phòng chống và xử lý bệnh dịch cho NLTS; hạn
           chế rủi ro bệnh dịch cho người sản xuất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của các
           nước nhập khẩu.

               Hợp tác nghiên cứu, trao đổi thông tin, chuyển giao KHCN trong sản xuất, bảo
           quản chế biến NLTS, giữa các doanh nghiệp trong nước và với nước ngoài nhằm nâng
           cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu; Đầu tư nghiên cứu ứng
           dụng công nghệ 4.0 trong quản lý sản xuất, quản lý chuỗi, quản lý vùng nuôi, trồng và
           dịch bệnh. Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình canh tác sinh thái và kinh tế tuần hoàn.
               4.3 Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm NLTS, đảm bảo an toàn thực phẩm

               Tăng cường triển khai rộng rãi, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quản lý chất
           lượng, an toàn thực phẩm theo chuỗi từ nuôi, trồng, đánh bắt, thu hoạch đến khâu vận
           chuyển, bảo quản, chế biến để tạo sản phẩm an toàn. Hoàn thiện xây dựng các QCVN và


                                                264
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271