Page 269 - Maket 17-11_merged
P. 269

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           địa bàn hoạt động nhằm hình thành một phân khúc con trong phân khúc thì trường CGT
           khép kín trong những năm tới.

               5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế phi nông nghiệp
           nông thôn

               Gắn quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn với phát triển công nghiệp và đô
           thị hóa theo hướng phân tán sản xuất công nghiệp về địa bàn nông thôn, phân cấp vai trò
           của đô thị lớn về các đô thị nhỏ nằm ở các địa phương, tạo điều kiện để lao động nông
           thôn “li nông bất li hương”. Nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng nông thôn để
           thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cư dân
           trong khu vực nông thôn. Chú trọng đầu tư phát triển các Cụm công nghiệp nông thôn
           hay cụm công-nông nghiệp dựa trên các sản phẩm OCOP và các làng nghề truyền thống.

               Phát triển các dịch vụ phi nông nghiệp như du lịch nông thôn, kết hợp với nông
           nghiệp sinh thái và nông nghiệp cảnh quan nhằm khai thác một cách bền vững tài nguyên
           thiên nhiên cũng như tài nguyên về văn hoá bản địa.  Cần lấy gia đình và thôn bản làm
           đơn vị cơ sở để xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống
           văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc (văn hóa, tập tục, quan hệ huyết thống, lịch
           sử, tôn giáo,…), có môi trường trong sạch, nếp sống văn minh, bảo vệ cảnh quan và tài
           nguyên thiên nhiên, tránh những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình CNH-HĐH. Viện phát
           triển du lịch nông thôn cầ kết hợp với công tác bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn,
           trong đó Nhà nước khởi xướng, cộng đồng huy động các nguồn lực tại địa phương và hỗ
           trợ của Nhà nước trong quá trình thực hiện.

               Về phương thức phát triển, cần phát huy tinh thần tự chủ, tự lực của cư dân nông
           thôn, lấy nông dân làm chủ thể của quá trình phát triển. Phát huy dân chủ cơ sở, trao
           quyền, tăng cường năng lực, để các tổ chức cộng đồng nông thôn chủ động tham gia vào
           các hoạt động quản lý và giám sát chương trình phát triển nông thôn. Cần tạo ra khung
           động lực để người dân thi đua phấn đấu đạt kết quả cuối cùng là cải thiện phúc lợi và
           điều kiện sống của gia đình và cộng đồng. Xem xét áp dụng cách tiếp cận phát triển dựa
           vào nội lực cộng đồng kết hợp với phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để phát huy vai
           trò của cộng đồng nông thôn cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
           Có thể thử nghiệm hình thức hỗ trợ các dự án phát triển nông thôn do cộng đồng đề xuất
           thông qua quỹ phát triển nông thôn theo kinh nghiệm của Đài loan.
               Phát triển NTM phải dựa vào sự liên kết vùng. Cấp huyện sẽ giữ vai trò quan trọng
           trong phát triển các công trình hạ tầng có qui mô liên xã như trường học, bệnh viện, đường
           liên xã và chợ cũng như qui hoạch phát triển cụm công nghiệp và dịch vụ nông thôn và khu
           nông nghiệp cao. Tỉnh sẽ đóng vai trò trong xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối nông thôn và
           thành thị, thu hút đầu tư doanh nghiệp, quản lý môi trường. Thông qua cách tiếp cận này
           không những đẩy mạnh xây dựng NTM mà còn tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn.

                                                267
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274