Page 274 - Maket 17-11_merged
P. 274

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Tăng tính ổn định vững bền của sản xuất trong nước trước hội nhập quốc tế: Tăng
           cường năng lực cán bộ, pháp lý, kỹ thuật, trang thiết bị… để hình thành hệ thống hàng
           rào kỹ thuật đáng tin cậy; xây dựng hệ thống chủ động kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh an
           toàn thực phẩm; chính ngạch hóa các hoạt động thương mại tiểu ngạch, kiểm soát chặt
           chẽ hoạt động buôn bán biên mậu; khuyến khích các tổ chức tư vấn pháp lý và kỹ thuật
           để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại quốc tế.
               Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản: Xây dựng các tổ chức nghiên cứu thị
           trường chuyên nghiệp, các tổ chức làm dịch vụ hỗ trợ và môi giới thương mại; tăng
           cường hoạt động xúc tiến thương mại, giao chương trình xúc tiến thương mại cho các tổ
           chức ngành hàng thực hiện; thực hiện các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu;
           ban hành chính sách hỗ trợ phân phối nông sản tại các thị trường thế giới; Áp dụng thực
           hiện đối tác công tư để tăng cường kết nối người sản xuất và doanh nghiệp trong nước và
           công ty xuyên quốc gia, từng bước đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi toàn cầu.

               Tăng cường năng lực nghiên cứu, đẩy mạnh kiểm soát chất lượng theo các tiêu
           chuẩn quốc tế và khu vực, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo
           và phân tích thị trường nông sản trong nước và quốc tế; phát triển mạnh thương mại điện
           tử trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Kết nối thị trường nông sản của Việt Nam
           với chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu; triển khai có hiệu quả các Hiệp định thương mại
           tự do đã ký kết. Hỗ trợ đầu tư phát triển các tổ chức dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng
           từ khâu sau thu hoạch đến khâu xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Nâng cao
           năng lực đàm phán các hiệp định thương mại, hỗ trợ phát triển các tổ chức về xúc tiến
           thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế... để phát huy hiệu quả của các cam
           kết hội nhập. Tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác quốc tế để đưa nông sản Việt
           Nam vào chuỗi toàn cầu và phát triển thị trường trong nước.

               10.2 Tiếp tục đàm phán các FTA để mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm
               Trong thời gian qua, Việt Nam không ngừng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
           Đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và đang triển khai 16 hiệp định thương mại tự
           do (FTAs), bao gồm cả một số các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP,
           EVFTA. Tuy hưởng lợi về thuế của các FTA, nhưng năng lực đáp ứng các yêu cầu của
           hàng rào kỹ thuật của ta còn yếu, đặc biệt về đảm bảo điều kiện ATTP, do vậy Chính phủ
           cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường và xây dựng hệ thống thông tin thị
           trường số hoá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các HTX, DN của Việt Nam.

               Các quan điểm hành động cần thực hiện đến 2030 là: i) Tập trung triển khai đồng bộ
           các cam kết hội nhập quốc tế trong ngành nông nghiệp, trong đó trọng tâm giải quyết các
           vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật, đảm bảo hài hòa hóa hệ thống hàng rào kỹ thuật
           (tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm dịch, SPS, ATTP...) giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu;
           ii) Chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường

                                                272
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279