Page 279 - Maket 17-11_merged
P. 279

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           (VAECA) là một ví dụ điển hình cho hình thức hợp tác công tư, nhằm thúc đẩy sự hiện
           diện của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đầu tư sang Châu Phi và thúc đẩy thương mại
           nông sản hai chiều. Liên hiệp do Viện KHNNVN và Viện nghiên cứu Châu Phi cùng với
           một số doanh nghiệp tư nhân VN mong muốn phát triển hợp tác với Châu Phi thành lập
           năm 2020. Thông qua việc hợp tác với tư nhân đầu tư, các chất xám là kết qủa nghiên
           cứu của Việt Nam về khoa học nông nghiệp sẽ được xuất khẩu với phương thức hai bên
           cùng có lợi.
               10.9  Đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp về tiếng Anh và kỹ năng mềm để chủ
           động hội nhập quốc tế hiệu quả
               Hạn chế lớn nhất của quá trình xuất khẩu chuyên gia nông nghiệp của VN là trình
           độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) còn hạn chế. Để thúc đẩy được hợp tác quốc tế
           thì công tác đào tạo, tăng cường năng lực ngoại ngữ cho cán bộ NN là hết sức cần thiết.
           Thực tế là trên các diễn dàn nông nghiệp quốc tế, sự hiện diện của cán bộ nông nghiệp
           Việt Nam là khá hạn chế, chủ yếu do yếu về ngoại ngữ chứ không phải chuyên môn.
               Việt Nam cũng cần có chiến lược thúc đẩy các nhà khoa học nông nghiệp đầu ngành
           của Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo các tổ chức quốc tế như kinh nghiệm của Trung
           quốc, Ấn độ, Philippine… Hoạt động này sẽ tăng uy tín của nông nghiệp Việt Nam trên
           trường quốc tế. Nói đến Nông nghiệp Việt Nam trước đây là quốc tế nói đến GS. VS.
           Đào Thế Tuấn, GS. TS. Võ Tòng Xuân, PGS. TS. Bùi Bá Bổng… Tuy nhiên, các thế hệ
           kế cận ít cán bộ có đủ trình độ và uy tín để tham gia mạng lưới quốc tế. Tăng cường năng
           lực cho Hội nông dân VN và các tổ chức của nông dân về ngoại ngữ để có khả năng tham
           gia các diễn đàn hợp tác quốc tế như Diễn đàn nông thôn quốc tế (WRF), tăng cường
           tiếng nói và sự hiện diện của ND Việt Nam.
               11. Bảo tồn và Phát triển văn hoá nông thôn

               Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, cần quan tâm đến di sản văn
           hóa ở nông thôn bao gồm các phong cảnh tự nhiên và nhân tạo; các di tích lịch sử, các
           công trình xây dựng truyền thống. Di sản văn hóa còn là một nền văn hóa thừa kế, dựa
           trên lịch sử của nhân dân, văn học dân gian và tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán lâu đời;
           truyền thống ẩm thực, nghệ thuật, nghề thủ công và công nghiệp. Di sản này rất khác
           nhau giữa các vùng và giữa các cộng đồng dân tộc. Sự đa dạng về di sản văn hóa làm
           cho các địa phương có đặc trưng riêng và điều này tạo ra sự thu hút với mọi người, và là
           nền tảng để phát triển du lịch văn hóa địa phương như là một nguồn lợi kinh tế bổ sung
           vào nền kinh tế nông thôn. Bảo vệ bản sắc văn hóa của nông thôn là một thách thức rất
           lớn của PTNT, khi đô thị hóa ngày càng mở rộng.
               Ở nước ta, mặc dù từ lâu, Đảng ta đã rất chú trọng đến đường lối phát triển nền văn
           hóa dân tộc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa


                                                277
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284