Page 276 - Maket 17-11_merged
P. 276

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           xuất an toàn, cấp mã số vùng trồng, các kiến thức mới về truy suất nguồn gốc, chỉ dẫn
           địa lý…;

               - Xây dựng chương trình truyền thông, quảng bá sản phẩm NLTS tại các thị trường
           xuất khẩu thông qua triển lãm, hội chợ, hội nghị, hội thảo về sản xuất, kinh doanh NLTS,
           xây dựng và phát triển kênh phân phối riêng tại thị trường nước ngoài thông qua các
           chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
               - Xây dựng trang thông tin, phân tích, dự báo thị trường; cập nhật thông tin về chính
           sách thương mại, rào cản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông sản của các nước nhập
           khẩu; xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể,
           thông qua đó hỗ trợ cho người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu;

               - Phát huy vai trò của các Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước (Tham tán thương
           mại) trong việc cập nhật thông tin hàng hoá, thị trường các nước nhập khẩu tiềm năng;
           tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thương vụ và Doanh nghiệp.

               10.5 Thúc đẩy công tác phát triển thị trường NLTS quốc tế
               - Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu hình ảnh các
           sản phẩm NLTS Việt Nam tại thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu
           Phi, Trung Đông, Trung Quốc. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng xuất
           khẩu, kết nối với các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị của các nước, đặc biệt là đối
           với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao có chứng nhận
           nguồn gốc, thương hiệu của Việt Nam; Đa dạng hóa thị trường, chú ý phát triển các thị
           trường tiềm năng; thị trường ngach, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường trọng tâm,
           trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam; Xây dựng hồ sơ các ngành hàng
           nông sản xuất khẩu phục vụ các đoàn đàm phán mở cửa thị trường; Đàm phán với các
           nước về việc thừa nhận chung các tiêu chuẩn, kỹ thuật đang áp dụng tại Việt Nam trong
           các quy định nhập khẩu; Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các
           hoạt động nhằm quảng bá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất tham gia
           tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

               10.6 Hợp tác quốc tế về KHCN để hiện đại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và hệ
           thống thực phẩm
               Mặc dù, xuất khẩu NLTS đạt được rất nhiều thành công trong thời gian qua nhưng
           vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Xuất khẩu chủ yếu tăng về lượng, tỷ trọng hàng hóa
           chế biến sâu và giá trị gia tăng chưa cao, tỷ lệ NLTS xuất khẩu có thương hiệu còn rất ít.
           Xuất khẩu tập trung vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản. Đặc
           biệt, với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán dẫn đến nông sản chất lượng chưa đáp ứng được
           đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao của thị trường quốc tế.



                                                274
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281