Page 278 - Maket 17-11_merged
P. 278

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           Vệ sinh môi trường và cấp nước sinh hoạt nông thôn; Cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi giá
           trị nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ cho
           nghiên cứu và đào tạo thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Ưu tiên đầu tư cho
           khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, vùng kinh tế - xã hội khó khăn và khu vực Đồng
           bằng sông Cửu Long.

               Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
           nhằm nâng cao trình độ sản xuất một số đối tượng sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.
           Tăng cường hợp tác đào tạo, trao đổi KHCN giữa các nước, tận dụng cơ hội hội nhập để
           tiếp cận KHCN tiên tiến về giống, lai tạo, công nghệ cao trong chăn nuôi, chế biến, bảo
           quản sản phẩm. Hỗ trợ một số doanh nghiệp mua bản quyền, thuê chuyên gia chọn tạo
           giống cây trồng (giống rau á nhiệt đới và ôn đới) vật nuôi đặc biệt. Ví dụ giống và canh
           tác sâm Hàn Quốc tại Việt Nam hay tạo giống dưa lưới của Nhật, Hàn, giống rau (95%
           giống rau của Việt Nam hiện nay phải nhập nội).

               Chú trọng phát triển giống cây trồng vật nuôi bản địa, gắn với canh tác hữu cơ và
           sản phẩm OCOP để xây dựng thương hiệu ra thị trường thế giới. Có giải pháp cụ thể đối
           với từng vùng, từng loại sản phẩm OCOP đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để mời
           gọi đầu tư vốn FDI, xây dựng thương hiệu quốc tế và xây dựng các mô hình chuỗi giá
           trị từ sản xuất - chế biến - thương mại với các nước nhập khẩu sản phẩm của Viêt Nam.

               10.8 Thúc đẩy hợp tác song phương và Nam - Nam về nông nghiệp và nông thôn
               Bên cạnh các nhà tài trợ thì các tổ chức quốc tế nghiên cứu hay các quỹ nghiên cứu
           (như CGIAR, ACIAR, CIRAD, IRD, FAO…) cũng rất quan tâm đến hợp tác nghiên cứu
           đa phương nhằm thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm Nam - Nam, trong đó vai trò của Việt
           Nam được đánh giá rất cao trong những năm vừa qua. Do Việt Nam không còn là nước
           nghèo, mà đã trở thành nước có thu nhập trung bình, do vậy các tài trợ quốc tế sẽ mang
           tính hai bên cùng có lợi. Giai đoạn sắp tới thì nhu cầu này sẽ tăng cao do quốc tế hy vọng
           các sáng kiến của Việt Nam về đổi mới sáng tạo sẽ có ích cho các nước đang phát triển
           khác như châu Phi, nam Mỹ…
               Chiến lược hợp tác song phương thời kỳ tới là hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi
           dựa trên nhu cầu và lợi thế của mỗi bên. Chính phủ cần tiếp tục xây dựng các Chương
           trình phát triển hợp tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản,
           Hàn Quốc, Nga, Brazil và một số nước ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
           Xây dựng và triển khai Đề án Định hướng phát triển hợp tác Nam - Nam trong lĩnh vực
           nông nghiệp, nông thôn.
               Bên cạnh việc tham gia của các tổ chức nhà nước vào công tác hợp tác Nam- Nam
           thì các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong hợp
           tác với Châu Phi. Một số sáng kiến như Liên hiệp hơp tác kinh tế Việt Nam - Châu Phi


                                                276
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283