Page 283 - Maket 17-11_merged
P. 283
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Triển khai nhiệm vụ này, giai đoạn vừa qua nhiều cơ chế, chính sách huy động
và sử dụng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Bộ Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai tổ chức thực
hiện đã cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực hợp lý cho phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao hiệu quả đầu
tư chương trình/dự án đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, phát triển kinh tế nông
thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần dân cư nông thôn.
I. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
1. Chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước
- Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ngoài chính sách ưu tiên
đầu tư nguồn lực Nhà nước phát triển hệ thống thủy lợi, Chính phủ đã có chính sách hỗ
trợ đầu tư các cơ sở sản xuất giống tập trung nông, lâm, thủy sản, khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu thuyền nghề cá, nuôi trồng thủy sản; trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng sản xuất, bảo vệ, khoanh nuôi,…
- Để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội ở nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ đã ban hành
nhiều cơ chế, chính sách như: Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các doanh nghiệp về nông nghiệp,
nông thôn; Hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng các khu
tái định cư để bố trí lại cho dân cư những nơi cần thiết; Tăng vốn đầu tư để xây dựng cơ
sở hạ tầng cho các địa bàn biên giới, cho các vùng ATK, vùng đặc biệt khó khăn; Xây
dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng NTM,...
Tính riêng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 có
03 Chương trình mục tiêu/tổng số 21 Chương trình mục tiêu, gồm Chương trình tái cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; Chương trình phát triển lâm
nghiệp bền vững; Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Có 02 Chương
trình Mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững) với nội dung chủ yếu hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông
thôn, được tích hợp từ các chính sách phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát
triển bền vững giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012) và
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
(Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) nhằm hướng tới một nền kinh tế tăng
trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và
281