Page 287 - Maket 17-11_merged
P. 287

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản thuộc Chương trình, các địa phương được áp dụng cơ chế
           đầu tư đặc thù, không cần phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trên cơ sở thiết kế mẫu,
           thiết kế điển hình thì chỉ cần lập dự toán đơn giản, chỉ định cho người dân hoặc cộng
           đồng trong xã tự làm (Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính
           phủ). Chính sách là bước ngoặt về khung pháp lý trong thực hiện các công trình, dự án
           thuộc Chương trình. Hỗ trợ của Nhà nước là vốn “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác
           (người dân tham gia hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công, ...).
               Trong 5 năm (2011-2015), cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu
           tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án
           khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198
           tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%). Riêng
           ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 98.664 tỷ đồng (11,59%). Trong
           đó, ngân sách Trung ương 16.400 tỷ đồng, NSĐP các cấp 82.264 tỷ đồng.

               - Giai đoạn 2016-2020, cơ chế đầu tư đặc thù tiếp tục được hoàn thiện thông qua
           việc ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ. Các
           quy định đặc thù giai đoạn này đã được mở rộng cả về phạm vi và nội dung như áp
           dụng cả với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, mở rộng về quy mô công
           trình áp dụng, áp dụng cả công trình liên thôn, công trình do tổ nhóm thợ thực hiện, bổ
           sung các cơ chế đặc thù so với Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, cơ chế thanh quyết
           toán đặc thù, ...
               Việc áp dụng cơ chế đặc thù đã góp phần giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách, nâng
           cao chất lượng, tuổi thọ của công trình, từ đó cả nước đã xây dựng được trăm ngàn km
           đường liên thôn, đường ngõ xóm, giao thông, thủy lợi nội đồng,… với kinh phí hỗ trợ từ
           ngân sách nhà nước chỉ bằng khoảng 50-60% so với cách làm thông thường. Đồng thời,
           chính sách này cũng đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ và trách nhiệm
           của cán bộ cơ sở (xã, thôn) và cộng động đồng dân cư.

               - Trên cơ sở khung chính sách của Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
           ương đã ban hành nhiều chính sách đầu tư đặc thù, rất sáng tạo nhằm lồng ghép, huy
           động mọi nguồn lực xã hội cho xây dựng NTM và tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực
           đó như chính sách cấp xi măng, ống cống, hỗ trợ ca máy trộn bê tông, ... để dân tự làm
           đường (Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, ...); hỗ trợ lãi suất,
           nâng mức cho vay để triển khai các chương trình, dự án xây dựng NTM, thu hút doanh
           nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
           (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, ...); hỗ trợ dồn điền, đổi thửa,
           mua máy móc nông nghiệp (thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Bình Định, ...);
           thưởng xã về đích sớm để khuyến khích các xã làm tốt (Nam Định, Thanh Hóa, Vĩnh
           Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, ...).


                                                285
   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292