Page 286 - Maket 17-11_merged
P. 286
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
quản lý thông thường đối với dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách Trung ương như
không thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương, không quản
lý theo danh mục chi tết các dự án cụ thể, Trung ương chỉ giao tổng số vốn, địa phương
phân bổ chi tiết cho từng dự án dựa trên cơ sở những nguyên tắc, tiêu chí được cấp có
thẩm quyền thông qua.
- Nội dung đầu tư có nhiều đổi mới, phù hợp với tình hình, trình độ phát triển nông
thôn theo từng thời kỳ. Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được
tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các công trình hạ tầng
kinh tế - xã hội cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi, hỗ
trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường).
- Quy trình lập kế hoạch đầu tư công cấp xã thực hiện các chương trình MTQG có
sự tham gia của cộng đồng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành tại Thông tư số
01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 góp phần hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo
đảm thực thi có hiệu quả các chương trình MTQG đúng như quan điểm chỉ đạo, định
hướng của Chính phủ. Đồng thời thể chế được chủ trương tăng cường vai trò và sự tham
gia của người dân trong việc đưa ra quyết định lựa chọn dự án, lập kế hoạch đầu tư công
để thực hiện các chương trình MTQG; Quy định cụ thể các bước quy trình lập kế hoạch
đầu tư công cấp xã theo hướng dân chủ, công khai và minh bạch; đảm bảo khả năng cân
đối nguồn lực của các cấp, khả năng đóng góp nguồn lực của cộng đồng.
Thứ hai, đã tạo ra được một hệ thống các cơ chế đầu tư đặc thù để huy động và
sử dụng hiệu quả nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Ngay từ giai đoạn đầu xây dựng NTM, một điểm mới trong cơ chế đầu tư là
cơ chế giải phóng mặt bằng thông qua vận động, không áp dụng cơ chế đền bù thông
thường. Đây là thay đổi có tính chất quyết định trong việc thực hiện các tiêu chí về
hạ tầng do việc giải phóng mặt bằng hết sức phức tạp, chi phí rất lớn, vượt quá khả
năng cân đối ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân. Xuất phát từ tư duy đây
là chương trình của dân, phục vụ nhân dân nên trong quá trình xây dựng Chương trình
MTQG xây dựng NTM và các văn bản hướng dẫn, cơ chế khuyến khích người dân
hiến đất đã ra đời. Từ quy định này đã tạo sự đồng thuận và huy động được nguồn
lực rất lớn từ nhân dân. Ví dụ ở Hà Tĩnh, chỉ tính riêng trong 3 năm áp dụng cơ chế
(2011-2013) đã vận động nhân dân hiến trên 3 triệu m đất và đóng góp ngày công, tài
2
sản trên đất trên 900 tỷ đồng. Cơ chế tích hợp 3 quy hoạch trên địa bàn cấp xã cũng
đã giảm bớt được thủ tục hành chính, nâng cao được hiệu quả quy hoạch và tiết kiệm
được nguồn kinh phí Nhà nước rất lớn.
- Tiếp tục xu thế đổi mới là sự ra đời của cơ chế đầu tư đặc thù cho các công trình
thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM. Theo quy định này, đối với các công trình
284