Page 291 - Maket 17-11_merged
P. 291
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
đó, giải pháp lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình, dự án khác để thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng một địa bàn đã được các địa phương chủ
động thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp, với nguồn vốn được lồng ghép đến
274.792,4 tỷ đồng.
- Một số kết quả đạt được như:
Thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã huy
động được một nguồn lực rất lớn, đặc biệt là nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn,
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Góp phần vào thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội nhất là các chính sách an sinh xã hội đối với đối
tượng chính sách, đối tượng nghèo, khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, nâng cao đời sống nhân dân, không còn ai bị bỏ lại phía sau.
Thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần phát triển và
củng cố hệ thống các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa…; tạo điều kiện cho người dân tiếp
cận ngày càng tốt hơn đến các dịch vụ cơ bản của xã hội, nâng cao điều kiện đời sống
của nhân dân.
2. Vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Giai đoạn 2016 - 2020 đã tập trung được nguồn lực khá lớn với khoảng 320.990 tỷ
đồng để đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó một tỷ lệ lớn (90%)
được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bình quân giai đoạn
2016-2020 đạt 18,17%, cao hơn mức tăng 15,25% tín dụng chung của nền kinh tế. Đến
31/5/2021, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt trên 2,3 triệu tỷ đồng,
tăng 4,95% so với năm 2020.
- Tổng dư nợ đạt 226.197 tỷ đồng, tăng 83.669 tỷ đồng so với cuối năm 2015, với
hơn 20 chương trình tín dụng đã và đang được triển khai thực hiện, chủ yếu đầu tư tập
trung cho vay đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa với dư nợ tại khu vực này chiếm trên 90% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách
xã hội (tương đương 203.600 tỷ đồng).
- Dư nợ tín dụng chính sách đầu tư vào mục đích vay vốn thuộc những lĩnh vực
sau: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 141.797 tỷ đồng (chiếm 62,7%); Cung cấp
nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải là 39.334 tỷ đồng (chiếm 17,4%); …
289