Page 296 - Maket 17-11_merged
P. 296

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               - Các cơ chế, chính sách phù hợp đã tạo ra một sức hút quan trọng đối với nguồn
           lực to lớn trong xã hội đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Ví dụ như: Cơ chế đặc thù
           quy định tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 (sau là Nghị định số 161/2017/
           NĐ-CP) là bước tiến mạnh mẽ về thủ tục, phương thức hỗ trợ đầu tư, góp phần giảm chi
           phí, nâng cao dân chủ cơ sở, trách nhiệm của cộng đồng đối với khu vực nông nghiệp,
           nông thôn.
               Huy động vốn từ cộng đồng, doanh nghiệp đóng góp cho Chương trình giai đoạn
           2011-2015 là 149.645 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 456.293 tỷ đồng bằng khoảng 3
           lần giai đoạn trước, khẳng định thêm những điểm tích cực của cơ chế, chính sách của
           Chương trình.
               - Các quy chế quản lý, điều hành chương trình mục tiêu quốc gia đã được hoàn
           thiện, điều chỉnh theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn; Nâng cao khả năng phối hợp giữa
           các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao; Tạo cơ chế
           minh bạch để thu hút được nhiều nguồn tài trợ từ cộng đồng quốc tế.
               Quy định về thành lập ở mỗi cấp duy nhất 01 Ban chỉ đạo cho các Chương trình
           MTQG, quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong tổ chức, thực hiện Chương trình
           MTQG đã tạo sự đồng bộ trong thực hiện, huy động mạnh hơn nguồn lực thực hiện
           Chương trình.

               Thứ ba, nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn luôn
           được ưu tiên

               - Pháp luật đầu tư công đã được hoàn thiện, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải,
           lãng phí, gây nợ đọng xây dựng cơ bản; hiệu quả đầu tư từng bước cải thiện. Bố trí nguồn
           lực nhà nước luôn ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên nguồn
           lực cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các
           vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình
           độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả
           nước, thực hiện mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”.

               - Trong điều kiện khó khăn, ngân sách nhà nước luôn ưu tiên nguồn lực để phát
           triển nông nghiệp, nông thôn. Tổng hợp số liệu, trong giai đoạn từ 2009-2020 nguồn
           vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn (vốn bố
           trí cho khu vực này là 1.567.486 tỷ đồng bằng 56,58% tổng vốn đầu tư phát triển); vốn
           bố trí giai đoạn 2011-2015 bằng 3,84 lần vốn giai đoạn 2009-2010, vốn bố trí giai đoạn
           2016-2020 là 942.432 tỷ đồng bằng 1,9 lần giai đoạn 2011-2015.
               Thứ tư, hiệu quả đầu tư được nâng cao, nguồu lực xã hội đầu tư cho phát triển nông
           nghiệp, nông thôn được huy động mạnh mẽ



                                                294
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301