Page 298 - Maket 17-11_merged
P. 298
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
+ Đối với vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
tiếp tục ở mức cao, giai đoạn 2010 - 2020 là 297.559 tỷ đồng, trong khi đó tổng vốn đầu
tư phát triển toàn cho xã hội cho lĩnh vực này khoảng 708.799 tỷ đồng , bằng 2,38 lần
6
vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước.
Như vậy, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục
tăng cao, thu hút mạnh mẽ nguồn lực xã hội đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Bên
cạnh đó các chính sách hỗ trợ, khuyên khích thực hiện đã góp phân huy động mạnh
nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực này.
5.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, cơ chế, chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chồng
chéo, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thuận lợi
- Pháp luật về đầu tư còn chồng chéo giữa Luật Đầu tư với pháp luật chuyên ngành
làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn rất lớn , cần rà soát đảm bảo đồng bộ, nâng cao hiệu lực,
7
hiệu quả của chính sách.
- Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm
cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây
cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng phương thức thực hiện nhiệm vụ này
chủ yếu vẫn là giao cho các bộ, ngành tự rà soát, thực hiện nên hiệu quả thực chất
chưa cao.
- Còn nhiều loại thuế, phí trong nông nghiệp gây khó khăn, cản trở kinh doanh, làm
tăng chi phí của doanh nghiệp (phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm dịch thú
y, ...). Ví dụ: Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi khoảng 40 – 50 triệu đồng cho lô
hàng 60 - 70 tấn; Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi là 500.000 – 700.000 đồng/
sản phẩm, trong khi một lô hàng nhập khẩu thường gồm nhiều sản phẩm nên chi phí lên
tới hàng chục triệu đồng/lô hàng, ...
Thứ hai, cơ chế, chính sách đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh, còn mang
tính bao cấp
- Còn nhiều chính sách đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn vừa chồng chéo
vừa không thực hiện được do hầu hết không được bố trí đủ nguồn lực. Nguồn vốn đầu
tư công chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, làm
(6) Tổng hợp số liệu niên giám thống kê từ năm 2010- 2019.
(9) Có nhiều Luật như Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật phòng, chống
thiên tai, Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thủy lợi,…; cùng với đó là hàng chục Nghị định và hàng
trăm Thông tư. Ngoài ra, trong một số Đề án/Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục quy định một số
nội dung mang tính quy phạm pháp luật). Đến nay, vẫn còn 365 thủ tục hành chính, 272 điều kiện kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn; ngoài ra khi đầu tư kinh doanh nông nghiệp còn phải tuân thủ quy định ở các lĩnh vực liên
quan như môi trường, giao thông, xây dựng, y tế, …
296