Page 292 - Maket 17-11_merged
P. 292

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               - Dư nợ đến hết năm 2020 của một số chương trình đầu tư tín dụng toàn bộ tại
           khu vực nông thôn như: Vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở (4.349 tỷ đồng), vay nước
           sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (39.302 tỷ đồng), vay trồng rừng theo dự án
           phát triển ngành lâm nghiệp (429 tỷ đồng), vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
           biệt khó khăn (215 tỷ đồng), vay mua nhà trả chậm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
           (191,5 tỷ đồng).

               3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển nông nghiệp, nông
           thôn

               Trong giai đoạn 2008-2020, số dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
           thủy sản là 230 dự án, tổng vốn đầu tư là khoảng 1.541 triệu USD (bình quân 6,7 triệu
           USD/dự án). Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
           theo ngành phân bổ không đồng đều. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh
           vực như chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Những năm
           gần đây, các nhà đầu tư bắt đầu có sự chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực trồng trọt, chế
           biến nông, lâm, thủy sản. Các dự án FDI  lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tập trung chủ yếu
           ở một số tỉnh trọng điểm như: Bình Phước (24 dự án), Lâm Đồng (24 dự án), Đồng Nai
           (15 dự án), Long An (10 dự án), ...

               Tính đến thời điểm này, đã có hơn 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh
           vực nông, lâm, thủy sản của nước ta. Các quốc gia dẫn đầu là: Singapore với 24 dự án
           có tổng số vốn đầu tư là 364,03 triệu USD, Thái Lan với 28 dự án có tổng số vốn đầu tư
           là 243,8 triệu USD và Hồng Kông với 15 dự án có tổng mức đầu tư là 239,2 triệu USD.
           Ngoài ra Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia cũng là các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này,
           cho đến nay, đã có các dự án triển khai thành công trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
           vào nông nghiệp ở Việt Nam.
               Tuy nhiên, tỷ lệ vốn FDI vào nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 1% so
           với tổng vốn đầu tư lũy kế vào ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2014 vốn FDI vào nông
           nghiệp là 0,5%, năm 2015 là 1%, năm 2016 là 0,4% và năm 2017 là 1,1%. Đi cùng với
           dòng vốn FDI ít là những dự án FDI nhỏ lẻ, tập trung vào chế biến thuỷ sản, hoa quả tại
           một số địa phương.
               Chưa có nhà đầu tư lớn nào dám bỏ vốn vào các dự án đầu tư công nghệ cao, hữu cơ
           quy mô lớn tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều
           rủi ro vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Do đó, nhiều doanh
           nghiệp trong và ngoài nước khá dè dặt khi đầu tư vào lĩnh vực này nếu như doanh nghiệp
           không có thế mạnh về công nghệ và nguồn vốn không đủ lớn.



                                                290
   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297