Page 290 - Maket 17-11_merged
P. 290
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
II. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
Nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng
3
4
nhanh (bình quân khoảng 12%/năm) trong giai đoạn vừa qua, cụ thể: Năm 2010, tổng
nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn khoảng 312.235 tỷ đồng,
chiếm khoảng 6,7% nguồn lực đầu tư của toàn bộ doanh nghiệp theo các ngành kinh tế.
Đến năm 2019, tổng nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn đạt khoảng 1.133.000 tỷ đồng bằng 3,63 của năm 2010, chiếm khoảng 7,5% chiếm
nguồn lực đầu tư của toàn bộ doanh nghiệp theo các ngành kinh tế.
1. Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Chương trình mục tiêu quốc gia qua các thời kỳ được xem là Chương trình quan
trọng, luôn được sự quan tâm, chỉ đạo điều hành của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các
cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương. Chương trình đã có sự vào cuộc của toàn
xã hội và hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là sau một thời gian triển khai đã nhận được
sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân trên toàn quốc nói chung, người dân nghèo và
người dân ở nông thôn nói riêng.
Tổng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bố trí từ giai đoạn 2011-2020 đạt 629.759
tỷ đồng, bố trí giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước (giai đoạn 2016-2020 bằng
1,36 lần giai đoạn 2011-2015), cụ thể:
- Giai đoạn 2011-2015: Trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ
đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước bao gồm các chương trình,
dự án khác là 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp
42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%).
Riêng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 98.664 tỷ đồng (11,59%),
trong đó, ngân sách Trung ương 16.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương các cấp 82.264
tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: Cả nước huy động được khoảng 2.409.075 tỷ đồng để thực
hiện Chương trình bằng 2,8 lần giai đoạn 2011-2015. Trong đó, ngân sách nhà nước là
362.974,5 tỷ đồng, tín dụng là 1.589.807 tỷ đồng, vốn huy động là 456.293,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có khoảng 274.792,4 tỷ đồng được lồng ghép từ các chương trình/dự án
khác trong quá trình tổ chức, thực hiện Chương trình.
Vốn cân đối từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho Chương trình giai đoạn này là
362.974,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 15% tổng vốn huy động (giai đoạn trước là 31,34%), thực
sự đóng vai trò là “nguồn vốn mồi” thu hút các nguồn lực khác trong xã hội. Bên cạnh
(3) Xác định trên cơ sở giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp (theo NGTK2020).
(4) Gồm nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, nhóm I và nhóm II.
288