Page 277 - Maket 17-11_merged
P. 277

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               Để có thể phát triển theo xu thế chung của thế giới, nông nghiệp Việt Nam cần được
           chuyển đổi theo hai hướng. Một là hiện đại hóa phương thức sản xuất, thay đổi cách thức
           sử dụng đất: đa dạng hoá sử dụng đất, giảm tỷ trọng trồng lúa, tăng cây trồng đem lại
           giá trị gia tăng, mở rộng chăn nuôi và tăng liên kết cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Hai là
           hiện đại hóa hệ thống sản phẩm nông nghiệp, bao gồm chế biến nông sản hàng hóa (cây
           trồng, vật nuôi, thủy hải sản) để tạo ra thực phẩm có giá trị gia tăng cao thông qua hiện
           đại hoá chuỗi giá trị nông sản thực phẩm để có thể tham gia vào chuỗi giá trị nông sản
           thực phẩm toàn cầu. Ứng dụng công nghệ cao, chính xác và chuyển đổi số là các yếu tố
           chìa khoá để hiện đại hoá.

               Nhà nước cần hình thành thị trường KHCN theo chuẩn quốc tế và thúc đẩy hợp tác
           nghiên cứu, chuyển giao KHCN và đổi mới sáng tạo. Các chiến lược hợp tác này cần
           thực hiện theo cơ chế cùng thắng, cùng có lợi. Các hợp tác này cần đa dạng phương thức
           như hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của hai bên như với CGIAR và các hợp
           tác song phương, nhằm nghiên cứu cơ bản, đào tạo nhân lực và chuyển giao CN, hợp
           tác giữa tư nhân của nước ngoài với các cơ sở nghiên cứu đào tạo của VN nhằm chuyển
           giao các CN tiên tiến cho SX. Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế thị trường KHCN và hợp
           tác công tư và hợp tác tư nhân của nước ngoài với tư nhân của VN thông qua cơ chế thị
           trường KHCN.
               10.7 Tăng cường tiếp thu, ứng dụng các sáng kiến quốc tế

               Việt Nam đang tiến hành quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng
           cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tối ưu hoá chi phí sản xuất có tính đến các yếu
           tố mới nảy sinh như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, dich bệnh mới nổi, nông ng-
           hiệp thông minh và kiểm soát thất thoát lương thực. Sự phát triển của ngành nông nghiệp
           Việt Nam hướng tới cách tiếp cận đa mục đích nhằm: (a) tiếp tục chuyển đổi thành quốc
           gia cung ứng hàng hóa nông sản ngày càng lớn mạnh, phục vụ nhu cầu về khối lượng và
           chất lượng ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu; (b) thích ứng
           thông minh với khí hậu, bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; (c) cung
           cấp nguồn sinh kế bền vững trong khi vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho
           người nghèo ở những vùng nông thôn. Điều này được thể hiện thông qua nhiều chương
           trình/ kế hoạch hành động, chiến lược quốc gia đã được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp
           và PTNT ban hành với mục tiêu thương hiệu nông nghiệp Việt Nam là Nhà cung cấp
           lương thực thực phẩm “trách nhiệm, minh bạch và bền vững”.
               Xây dựng và triển khai Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn
           ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ
           nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
           thôn giai đoạn 2021-2030. Định hướng ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn vay ODA và vốn vay
           ưu đãi cho cơ sở hạ tầng nông thôn, thủy lợi, thủy sản, công trình phòng chống thiên tai;


                                                275
   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282