Page 308 - Maket 17-11_merged
P. 308

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               2. Một số khó khăn, bất cập

               Thứ nhất, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp chưa khuyến khích
           nông dân sử dụng đất hiệu quả và chưa gắn chặt trách nhiệm của nông dân với trách
           nhiệm trước xã hội về chất lượng sản phẩm hàng hóa, thiếu chế tài quản lý nhằm nâng
           cao hiệu quả chính sách.

               Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, việc
           áp dụng các chính sách bảo hộ và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sẽ phải điều chỉnh theo lộ
           trình cam kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, làm gia tăng khó khăn cho ngành
           nông nghiệp và nông dân vì chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh
           với hàng hóa nông sản của các nước có điều kiện sản xuất tốt hơn được nhập khẩu vào
           Việt Nam.

               Thứ ba, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn bất
           cập, thể hiện qua cơ chế tài chính quy định còn chưa rõ, chưa quy định nguồn cụ thể để
           đầu tư; thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ còn rườm rà và phức tạp; một số nội dung hỗ trợ
           (vận tải, tư vấn, phát triển thị trường…) chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của DN; thiết
           kế còn phức tạp, khó tính toán các khoản hỗ trợ nên chưa tạo đột phá thu hút DN đầu tư
           vào nông nghiệp, nông thôn…
               Thứ tư, vốn đầu tư của NSNN cho nông nghiệp còn hạn chế, phát huy hiệu quả chưa
           cao. Trong thời gian qua, nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế,
           mới đáp ứng 55 - 60% nhu cầu. Bên cạnh đó, do thiếu vốn đầu tư nên cơ sở vật chất - kỹ
           thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. Để đạt được nền nông nghiệp hiện
           đại, bền vững thì nông nghiệp phải được phát triển dựa trên cơ sở thủy lợi hóa, cơ giới
           hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa và sinh học hóa. Sản xuất nông nghiệp của
           nước ta về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công là chính, tự động hóa về cơ bản chưa
           được ứng dụng. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp lạc hậu dẫn đến
           năng suất lao động của khu vực này thấp. Ngoài ra, do hạn chế của việc thiếu vốn đầu tư
           nên việc mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó khăn
           và diễn ra chậm.

               Thứ năm, Chính phủ đã có chủ trương ưu tiên vay vốn đối với một số ngành quan
           trọng như chăn nuôi, thủy sản, mua máy móc nông nghiệp… nhưng triển khai vướng và
           chưa hiệu quả. Chẳng hạn như đối với thủy sản, lúc khó khăn nông dân cần vốn để cứu
           ao cá, ao tôm nhưng lại vướng các thủ tục thế chấp nên không tiếp cận được nguồn vốn.

               Thứ sáu, việc tiếp cận gói tín dụng có lãi suất thấp còn khá khó khăn, nhất là đối với
           các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX nông nghiệp. Do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng,
           hoạt động kinh doanh đứt đoạn, lợi nhuận các doanh nghiệp suy giảm trong thời kỳ dịch
           bệnh và thương mại gián đoạn; do đó áp lực chi phí, phí, thuế với doanh nghiệp rất lớn.


                                                306
   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313