Page 309 - Maket 17-11_merged
P. 309
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
IV. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI
ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
1. Bối cảnh
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương có tầm chiến
lược và mang tính đột phá, được triển khai thực hiện khá đồng bộ, nghiêm túc, sâu rộng;
huy động được cả hệ thống chính trị và đông đảo người dân tham gia. Tuy nhiên, bối
cảnh quốc tế và trong nước đã có nhiều thay đổi, cần phải xem xét để có định hướng và
giải pháp phát triển phù hợp hơn:
1.1 Bối cảnh quốc tế
Thương mại tự do và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo của thế
giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 khi các FTA song
phương dần thay thế cơ chế đa phương. Phạm vi điều chỉnh của các FTA cũng rộng hơn,
không chỉ là cắt giảm thuế quan và thuận lợi hoá thương mại mà còn đưa vào các vấn đề
liên quan đến cách thức sản xuất ra hàng hoá, mức độ tự do hóa cao và hình thành trên
cơ sở liên kết giữa các đối tác thuộc các khu vực.
Cùng với xu hướng chung, xu hướng đẩy mạnh tự do hóa thương mại nông sản, chế
biến thực phẩm thông qua ký kết và thực thi các FTA ngày càng rõ. Điển hình là Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), hai Hiệp định này có những cam kết
về độ mở cửa thị trường nông sản rất cao. Theo cam kết trong CPTPP, nhiều mặt hàng
nông sản, thực phẩm chế biến như thủy sản (cá, tôm), các loại rau quả tươi và rau quả
chế biến, gạo, các loại hạt khô... sẽ được hưởng thuế suất 0% sau khi Hiệp định có hiệu
lực hoặc sau 3 - 5 năm.
Với EVFTA, đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và cắt giảm thuế quan
sâu đối với nông sản và thực phẩm chế biến. Thuế quan đối với hàng loạt mặt hàng nông
sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0% với một lộ trình ngắn. Bên cạnh đó,
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng mở ra một thị trường rộng
lớn gồm 15 nước thành viên (ban đầu) chiếm gần tới 30% dân số thế giới (2,2 tỷ người)
và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26.000 tỷ USD), trở thành một khối
thương mại lớn nhất trong lịch sử.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các cơ quan xúc tiến đầu tư đã xác định FDI vào
nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhất Dân số thế giới dự
18.
kiến sẽ tăng khoảng 25,9% trong 30 năm tới, đạt 9,7 tỷ người, cho thấy tầm quan trọng
(18) Theo kháo sát do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển thực hiện.
307