Page 310 - Maket 17-11_merged
P. 310
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
của một ngành nông nghiệp năng suất cao ở mọi quốc gia trên thế giới. Những biến động
mạnh của kinh tế - xã hội thế giới trong những năm gần đây đã phần nào làm thay đổi
các dự báo trước đây. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã làm suy giảm nhu cầu và thay đổi
xu hướng tiêu dùng nông sản của người dân thế giới.
1.2 Bối cảnh trong nước
1.2.1 Thị trường nông, lâm, thủy sản ngày càng sôi động, xu thế thương mại thế
giới bùng nổ dẫn đến đến số lượng các nước tham gia vào thị trường này có chiều hướng
tăng nhanh, gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng
hơn rất nhiều so với 10 năm trước (đã ký 15 FTA song phương và đa phương, chính thức
thông qua Hiệp định CPTPP, Hiệp định đã có hiệu lực vào đầu năm 2019, trong đó đa
số đều có các cam kết về xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và mở cửa thị trường nông,
lâm, thủy sản Việt Nam).
1.2.2 Xu hướng gia tăng giám sát đối với chất lượng, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất
sản phẩm nông, lâm, thủy sản: Là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao phẩm
chất của hàng hóa Việt Nam.
1.2.3 Từ hai năm nay, cùng với những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, đại dịch
Covid-19 lại là phép thử đối với nền nông nghiệp Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mà còn làm
đứt đoạn các chuỗi cung ứng nông nghiệp, đặc biệt những ngành phải nhập khẩu đầu vào
nhiều. Năm 2020, nhập khẩu vật tư nông nghiệp, như thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
giảm 10,6%; phân bón giảm 9,9%; thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm 25,6%. Nhập khẩu
cây, con giống từ Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nơi khác gặp khó
khăn. Nguồn cung thiếu hụt đã làm tăng giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi trong nước.
Do tác động của đại dịch Covid-19, dẫn đến các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại làm
cho hoạt động giao thương của tổ chức kinh doanh nông nghiệp, hoạt động Logistics
trong chuỗi giá trị nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Quá trình vận chuyển, thông quan
hàng hóa kéo dài hơn so với trước đây do các yêu cầu kiểm soát dịch bệnh theo quy trình
chặt chẽ. Hàng hóa tồn kho, thời gian thông quan kéo dài đã làm tăng chi phí Logistics.
Trung bình chi phí Logistics trong chuỗi giá trị nông nghiệp chiếm khoảng 20% - 23%
tổng chi phí hàng nông sản xuất khẩu (riêng mặt hàng rau, quả tươi chi phí này lên tới
60% - 70%). Năm 2020, chi phí Logistics tăng cao, giá cước container biến động mạnh,
tùy từng thị trường mà tăng 2-3 lần so với trước dịch. Chi phí Logistics tăng chủ yếu do
chi phí vận chuyển cao, thiếu container rỗng, các phụ phí và phí địa phương cao do các
hãng vận chuyển nước ngoài áp vào cho chủ hàng, hạn chế về cảng và kết cấu hạ tầng,
các tỉnh thành đưa ra các phí hạ tầng mới, chi phí về kiểm tra chuyên ngành.
1.2.4 Cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đã trở thành công cụ hữu hiệu về quản
308