Page 314 - Maket 17-11_merged
P. 314

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           việc hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp, HTX sớm hồi phục năng lực sản xuất
           kinh doanh là cần thiết. Xác định sự phát triển của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp là
           động lực để phát triển kinh tế nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX nông nghiệp chính
           là nuôi dưỡng nguồn thu sau này.
               Thứ tư, kiên trì, đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”
           với thực hiện các Chương trình MTQG. Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo mục tiêu
           và quyết định đến sự thành công của các Chương trình MTQG:

               - Kiên trì nguyên tắc giao vốn Chương trình MTQG cho các xã thực hiện các dự án
           đầu tư công, khi đảm bảo các dự án thực sự được giao cho cộng đồng thực hiện. Trường
           hợp cấp xã không đủ năng lực thực hiện thì cần điều chỉnh, giao cho các đơn vị cấp
           huyện, cấp tỉnh có đủ năng lực, bộ máy thực hiện theo cơ chế đầu tư thông thường và
           tăng cường giám sát, đánh giá đầu tư công.
               - Tổ chức triển khai mạnh mẽ, việc lập kế hoạch đầu tư công cấp xã với sự tham gia,
           quyết định của cộng đồng. Đảm bảo 100% dự án, nhiệm vụ thuộc kế hoạch đầu tư công
           cấp xã có sự đồng thuận của người dân mới thực hiện.
               - Tiếp tục thực hiện cơ chế tự nguyện hiến đất, hiến công trong quá trình thực hiện
           hương trình mục tiêu quốc gia. Vận động, khuyến khích các nhà hảo tâm, doanh nghiệp
           đỡ đầu, chung tay xây dựng thành công các chương trình mục tiêu quốc gia.
               - Tiếp tục tạo thuận lợi đối với cơ chế sử dụng nguồn lực từ đất để phục vụ xây
           dựng, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp cơ sở.

               Thứ năm, thúc đẩy tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thông qua:
               - Rà soát lại chính sách đất đai, xác định việc giữ đất lúa là cần thiết để bảo đảm an
           ninh lương thực quốc gia nhưng phải bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa, trên
           cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế. An ninh
           lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, sử dụng linh hoạt đất lúa nhằm
           nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế.
               - Phát triển thị trường đất nông nghiệp: Đất đai Việt Nam khá manh mún, phân tán,
           gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, không khuyến khích các thành phần
           kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, cần hoàn thiện, cập nhật hệ thống đăng
           ký đất đai, đẩy mạnh hoàn thành việc cấp sổ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để thúc
           đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp.
               Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
           tích hợp, thống nhất trên cả nước.
               - Đổi mới công tác quản lý và sử dụng đất tại nông, lâm trường quốc doanh nhằm
           tạo quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa:

                                                312
   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319