Page 315 - Maket 17-11_merged
P. 315
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Nông, lâm trường quốc doanh hiện quản lý gần 2 triệu ha đất, do đó cần thiết
chuyển đổi, cải tổ quá trình quản lý, sử dụng đất khu vực này đảm bảo hiệu quả, gắn
với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Giao đất, giao rừng đảm bảo mục tiêu
hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa.
Khẩn trương hoàn thành việc rà soát ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; rà soát, phê duyệt
phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại trên cơ sở xác định rõ vị
trí, ranh giới, diện tích đất theo từng loại đất, hình thức, thời hạn sử dụng đất.
Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất và rừng theo hướng đảm bảo cân đối giữa
mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình sản xuất, nguồn lực lao động với diện tích đất
giữ lại, mang lại nguồn thu tương xứng cho ngân sách, có tính đến đặc thù đối tượng sử
dụng là người dân tại chỗ, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Thứ sáu: Huy động, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, HTX và người dân tham gia
sản xuất trong chuỗi giá trị nông sản nhằm chung sức đưa các sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam có chất lượng cao, thương hiệu lớn vươn ra biển lớn thành công, từng bước để
Việt Nam trở thành một phần “bếp ăn của thế giới” với chất lượng cao, hướng tới nâng
cao thu nhập cho dân cư nông thôn một cách bền vững.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, khuyến khích tiêu dùng nội địa
để tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chú trọng hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng thương
hiệu, đăng ký nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập.
- An toàn thực phẩm là vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, “giống nòi”
người Việt, nên được xã hội đặc biệt quan tâm; nhiều sản phẩm chủ lực của nước ta đang
xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, ... do đó cần giữ gìn và phát triển tốt
thương hiệu Việt.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng nông
sản trên cơ sở có quy định pháp luật rõ ràng, định lượng nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân đầu tư kinh doanh nông sản tuân thủ pháp luật. Công tác thanh kiểm tra an toàn
thực phẩm cần hướng tới hậu kiểm, gắn với chất lượng sản phẩm đầu ra của nông sản;
không can thiệp, kiểm tra bất hợp lý gây khó khăn, ách tắc lưu thông hàng hóa, ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư đối với hệ thống giám sát, kiểm định chất lượng nông sản, chứng
nhận chất lượng vật tư nông nghiệp để tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản
phẩm đáp ứng chất lượng; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp làm ăn chân chính.
313