Page 311 - Maket 17-11_merged
P. 311
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
lý, truy xuất nguồn gốc, xác định tiêu chuẩn chất lượng trên thế giới, nhiều ứng dụng đã
được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng đột biến năng suất và chất lượng nông
sản. Các quốc gia xuất khẩu lớn về nông, lâm, thủy sản như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan
với thế mạnh về KHCN sẽ gia tăng áp lực đến sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
của Việt Nam.
1.2.5 Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh, bất thường so với các kịch bản của chúng ta:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước
nhưng đang đứng trước nguy cơ “tan rã” . Thực tế mùa khô 2015-2016 đã cho thấy một
19
Vùng đồng bằng nổi tiếng trù phú có thể trở thành tiêu điều, xác xơ sau chỉ một mùa hạn
hán, xâm nhập mặn.
1.2.6 Chuyển dịch cơ cấu lao động: Quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh
chóng, nhiều địa phương thuần nông trước kia như Hà Nam, Hưng Yên... đang chuyển
mình mạnh mẽ sang sản xuất công nghiệp, lực lượng lao động nông nghiệp trở lên thiếu
hụt.
2. Quan điểm
- Tiếp tục tăng cường công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo
thông thoáng, cạnh tranh, bình đẳng và hiệu quả.
- Phân cấp, trao quyền đồng bộ với tăng cường công tác giám sát, đánh giá tổ chức,
thực hiện dự án đầu; đảm bảo cơ bản kiểm soát được hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước.
- Ưu tiên bố trí thêm nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn hướng theo cơ chế thị
trường vào những khâu yếu nhất như chế biến nông sản, Logistics; xử lý các rủi ro trong
đầu tư kinh doanh nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh và thị trường.
Điều chỉnh cơ cấu bổ vốn đầu tư công vào khâu yếu như sản xuất hàng hóa, khâu
thu hút nguồn lực xã hội. Cần có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi mạnh mẽ hơn nữa để
khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3. Định hướng, giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực
Thứ nhất, tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực của
các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn gồm:
- Cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh cần được tiếp tục cắt giảm một
cách thực chất, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng tích hợp điều kiện đầu
tư kinh doanh với việc xác định quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Mỗi
điều kiện đầu tư kinh doanh được đề xuất phải có tính thuyết phục, giải trình đầy đủ, rõ
ràng về sự cần thiết và tính hợp lý theo các tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư.
(19) Nhận định của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trong thư gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
309