Page 324 - Maket 17-11_merged
P. 324

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Những địa phương đã đạt từ 15 tiêu chí trở lên, cần thêm nguồn vốn ngân sách để
           về đích NTM thì hệ số phân bổ vốn lại thấp (1,3) điều này tạo ra không ít khó khăn cho
           các xã ở miền núi về đích NTM.
               Ngân sách tỉnh chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn chưa chú trọng đúng
           mức để phát triển các dự án sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững
           cho người dân.
               Nguồn vốn phân bổ chưa tương xứng với nhu cầu vốn đầu tư, phân bổ còn dàn trải,
           thiếu tập trung. Phần lớn nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục XDNTM tập trung vào
           nguồn NSNN (chiếm trên 90%).
               Kinh phí cho công tác quy hoạch XDNTM là rất lớn nhưng trong thực tế định mức
           chi phí thực hiện quy hoạch của các địa phương lại rất thấp, và không có hệ số dành cho
           các vùng, miền.
               Hiệu quả giải ngân nguồn vốn huy động trong XDNTM còn thấp do thiếu cán bộ
           chuyên trách, có chuyên môn đảm nhiệm nên việc rà soát, xây dựng kế hoạch, đề xuất
           nhu cầu vốn chậm.
               Nguồn vốn ngân sách Trung ương cấp thường chậm hơn so với kế hoạch. Chính vì
           điều này dẫn đến việc sử dụng các nguồn vốn hiệu quả chưa cao.
               1.3. Những vấn đề phát sinh trong áp dụng các chính sách, giải pháp huy động, sử
           dụng nguồn nhân lực vào XDNTM ở các xã miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 - 2020

               1.3.1. Những vấn đề phát sinh trong áp dụng các chính sách, giải pháp huy động
           nguồn nhân lực

               Thứ nhất: Chưa có chính sách, cơ chế đặc thù cho cán bộ tham gia công tác NTM ở
           cấp xã. Cán bộ thuộc văn phòng NTM cấp huyện chủ yếu cán bộ kiêm nhiệm của phòng
           Nông nghiệp & PTNT, cán bộ NTM cấp xã chủ yếu là do cán bộ khuyến nông, cán bộ
           địa chính kiêm nhiệm phụ trách.

               Thứ hai: Chưa thu hút được cán bộ có trình độ cao tham gia công tác quản lý, chỉ
           đạo các hoạt động XDNTM ở cấp xã.

               Thứ ba: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia vào chương trình XDNTM
           chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

               Thứ tư: Việc huy động cán bộ có trình độ cao về làm công tác quản lý ở các xã
           nghèo, xã khó khăn theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng
           chính phủ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, như: Các tri thức trẻ thường không gắn bó
           làm việc lâu dài, khi hết dự án hầu hết các cán bộ sẽ không ở lại tiếp tục công tác; chính
           quyền địa phương chưa có chính sách quan tâm, bồi dưỡng cũng như chưa chú trọng tới


                                                322
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329