Page 321 - Maket 17-11_merged
P. 321
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
nâng mức cho vay để triển khai các chương trình, dự án XDTM ở Lâm Đồng…; hỗ trợ
dồn điền, đổi thửa, mua máy nông nghiệp ở Bình Định, Hà Nam…; thưởng xã về đích
NTM sớm để khuyến khích các xã làm tốt ở Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nghệ An…; thu hút
doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Tĩnh,
Lâm Đồng ... (Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020,
2020). Tuy nhiên, chương trình MTQG XDNTM vẫn là một thách thức lớn đối với các
tỉnh miền núi phía Bắc - khu vực có tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM thấp nhất cả nước (32% số xã
về đích NTM tính đến quý I năm 2020).
Trong quá trình phát triển KT-XH nói chung, XDNTM nói riêng, mọi quốc gia đều
có nhu cầu lớn về nguồn lực. Các nguồn lực cho phát triển KT-XH, bao gồm nguồn nhân
lực, vật lực và nguồn lực tài chính, trong đó nguồn lực đất đai, tài chính, nhân lực có vai
trò quyết định, tuy nhiên, mọi quốc gia đều phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các nguồn
lực cho các mục tiêu phát triển của mình, vấn đề này càng trở nên gay gắt hơn tại các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc huy động đầy đủ, kịp thời
và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực nói chung, nguồn lực đất đai, tài chính, nhân lực
nói riêng, một cách hiệu quả là yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
Đối với các xã miền núi phía Bắc, trình độ phát triển kinh tế và tiềm lực tài
chính cho XDNTM còn nhiều hạn chế (thu nhập bình quân đầu người năm 2020 chỉ
đạt 40,52 triệu đồng/người/năm). Sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp
trên địa bàn vẫn đang phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên là
chính, công nghệ sản xuất lạc hậu. Để thực hiện thành công chương trình XDNTM,
đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn (số vốn cần đầu tư để đạt chuẩn 1 tiêu chí NTM
là 13,24 tỷ đồng - bao gồm vốn NSNN và vốn ngoài NSNN). Trong khi đó, nguồn
lực tại chỗ còn rất mỏng: tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (tỷ lệ hộ nghèo năm 2020
là 14,4%), nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương trung bình chỉ đạt 9,87 tỷ
đồng/xã (chiếm 13,26% nguồn ngân sách nhà nước). Trong quá trình huy động và
sử dụng nguồn lực vào XDNTM, các xã miền núi phía Bắc gặp phải nhiều khó khăn
như: địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, diện tích rộng, mật độ dân số thấp, dân cư
sống khá phân tán; trình độ dân trí, hiểu biết của người dân hạn chế; hệ thống cơ sở
hạ tầng còn thiếu thốn, yếu kém; nguồn lực tài chính phục vụ XDNTM chủ yếu vẫn
là nguồn đầu tư công (nguồn vốn huy động từ nhân dân, doanh nghiệp chỉ chiếm lần
lượt 3,67% và 3,08% (Văn phòng điều phối NTM các tỉnh miền núi phía Bắc, 2021).
Do đó, việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực là nhiệm vụ hết sức nặng nề,
khó khăn đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, đồng bộ, có cơ sở khoa học và
thực tiễn để tăng cường huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực (đất đai,
tài chính, nhân lực) phục vụ XDNTM.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực
319