Page 45 - Maket 17-11_merged
P. 45

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như số lượng HTX và hiệp hội
           không ngừng tăng lên. Kinh tế nông nghiệp nông thôn nhờ đó phát triển nhanh chóng,
           thu nhập thuần bình quân của người nông dân tăng lên đáng kể… Kết cấu hạ tầng của
           khu vực nông thôn Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. Xây dựng đời sống văn hóa ở
           vùng nông thôn đạt nhiều thành tựu quan trọng.

               Kinh nghiệm nổi bật trong xây dựng NTM của Trung Quốc là phát triển Xí nghiệp
           Hương Trấn, là động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp bắt đầu từ đầu những năm 1980
           được cả thế giới ghi nhận. Các Xí nghiệp Hương Trấn đã trở thành lực lượng chính tạo
           nên sự tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2007, Xí nghiệp Hương Trấn đã đóng góp cho
           nền kinh tế Trung Quốc 6.962 tỷ NDT, chiếm 1/3 tăng trưởng GDP, tăng 332 lần so với
           giá trị tạo ra trong 30 năm cải cách mở cửa.
               Bài học rút ra:
               - Thu hút doanh nghiêp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: cơ chế chính sách chưa
           thực sự đi vào cuộc sống (Nghi định 210, Nghị định 57), vấn đề là chưa hình thành được
           mối liên kết theo chuỗi giá trị và thực hiện các cam kết giữa nông dân - doanh nghiệp.
               - Sau xí nghiệp Hương Trấn, Trung Quốc tiếp tục phát triển các doanh nghiệp đầu
           rồng. Điều này khá giống với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam khi có nhiều tập đoàn kinh
           tế lớn bắt đầu đầu tư vào nông nghiệp (Vingroup, Trường Hải, Hoàng Anh Gia Lai…).
               1.2 Nhật Bản

               Kinh tế nông nghiệp được Chính phủ Nhật Bản coi trọng và ưu tiên phát triển. Do vậy,
           ở mỗi giai đoạn, Nhật Bản áp dụng một kế hoạch, “chính sách khuyến nông” khác nhau như:
           “Kế hoạch phát triển xã hội kinh tế”, “Xây dựng nông thôn là không gian sống thoải mái có
           sức thu hút”, Phong trào “mỗi làng một sản phẩm”… để thực hiện công cuộc xây dựng NTM,
           tạo nền tảng cho phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy sức mạnh toàn dân.
               Nhật Bản phát triển kinh tế nông nghiệp từ những làng đầu tiên có quy mô nhỏ từ
           900 đến 1.000 hộ nông dân, sau đó nhân rộng mô hình ra 4.548 làng. Cùng với nhân rộng
           mô hình làng, Nhật Bản đã áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính để xây dựng NTM ngoài
           nguồn thu tại địa phương; các khoản vay từ quỹ tín dụng nông nghiệp. Theo thống kê,
           mỗi làng xây dựng NTM cần khoảng trên dưới 10 triệu Yên, trong đó Chính phủ Nhật
           Bản hỗ trợ 40%, phần còn lại huy động từ các nguồn khác.

               Chính phủ Nhật Bản đã phát động phong trào từ những năm 1970, “Mỗi làng một
           sản phẩm (OVOP)”. OVOP là phong trào có 03 nguyên tắc chính là: (i) Địa phương hóa
           rồi hướng tới toàn cầu; (ii) Tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; (iii) Phát triển nguồn nhân lực.
           Nhà nước là chủ đạo để làm các hạng mục xây dựng cơ bản của nông thôn, cải thiện môi
           trường, đưa nước, điện, làm đường, thông tin (điện thoại)… đến người dân. Miễn phí


                                                44
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50