Page 50 - Maket 17-11_merged
P. 50
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Công nghiệp hoá mang lại động lực cho đô thị hoá, đó là đặc trưng cơ bản của đô
thị hoá thế giới. Đô thị hoá thế giới được phân ra làm 2 loại hình cơ bản:
- Đô thị hoá của các nước phát triển: Tác dụng của công nghiệp hoá đối với vấn
đề đô thị hoá rõ ràng. Đô thị hoá phá vỡ phương thức sản xuất nông nghiệp vốn có, xây
dựng và tổ chức hệ thống nông nghiệp hiện đại. Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây
là mức tăng tỷ lệ dân cư ở các thành phố tương đối cao và đẩy mạnh quá trình hình thành
các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị). Tuy vậy, nhịp độ gia tăng số dân thành
thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại.
- Đô thị hoá của các nước đang phát triển: Dân số đô thị tăng trưởng nhanh chóng.
Sự phát triển đô thị hoá, sản xuất nông nghiệp có sự biến đổi không lớn, kết cấu hạ tầng
đô thị và cơ hội tìm được việc làm không theo kịp sự gia tăng của dân số đô thị, xuất hiện
một mảng lớn khu nghèo khổ trong đô thị. Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây là
nhịp độ gia tăng tỉ lệ dân thành phố tương đối cao và việc đẩy mạnh các quá trình hình
thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị). Các nước có tỉ lệ dân thành thị
cao nhất (1988): Bỉ (95%), CHLB Đức (94%). Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Iceland
(90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%), Thụy Điển (84%)…
Hình 1. Xu hướng đô thị hóa toàn cầu đến 2060
Nguồn: World Urbanization Prospects The 2014 Revision.
Nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu
chậm lại. Nét đặc trưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành
phố lớn, trước hết là thủ đô. Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông,
một mặt, do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, và mặt khác người nông dân
ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn. Cùng với nhịp độ đô thị
49