Page 55 - Maket 17-11_merged
P. 55
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Về quy hoạch: Quy hoạch có 4 nhiêm vụ là: Đưa nông dân vào nhập cư đô thị một
cách trật tự; Phối hợp phát triển hệ thống thành phố và thị trấn theo vùng đô thị; Nâng cao
tính bền vững của đô thị; Thống nhất phát triển đô thị và nông thôn trong dài hạn.
Nếu Quy hoạch không thành công, dẫn đến chênh lệch thu nhập ngày càng lớn,
nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, không chỉ uy hiếp Trung Quốc
mà cả thế giới.
2.2.4 Singapore (Quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh và phát triển bền vững)
Singapore được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị đáng sống, phát
triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu. Có thể nói, quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông
minh, quản lý và phát triển đô thị bền vững của Singapore là kinh nghiệm quý báu mà
các nước trên thế giới có thể học hỏi. Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ đô thị hóa
nhanh, nhưng lại mang đến cho người dân cuộc sống chất lượng, đảm bảo phát triển bền
vững.
Singapore có được cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại và “thân thiện môi trường”
như ngày nay, trước hết là nhờ vào quy hoạch tổng thể 1/5.000 có từ rất sớm (năm 1971)
và được thực hiện cho đến nay. Quy hoạch tổng thể Singapore được phân ra từng khu nhà
cao tầng (trên 10 tầng), cao trung bình (3-10 tầng) và thấp tầng (1-2 tầng) và có tính đến
bảo tồn kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người (bản địa, Hoa, Malaysia
và Ấn Độ). Bản quy hoạch tổng thể cũng thể hiện việc kết nối hạ tầng (nước sạch, thoát
nước, xử lý nước thải, điện, điện thoại…) do nhà nước đầu tư. Do tập trung phát triển
ngành công nghiệp sạch nên Singapore xây dựng các khu đô thị vệ tinh để giảm chi phí
đi lại, tiết kiệm trong sinh hoạt và giải quyết lao động tại chỗ.
Singapore hiện đang có độ che phủ bằng cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Singapore đã tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của không gian công cộng
bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài
lòng cho người dân.
Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore (1960-
1970), Chính phủ nước này đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân
thực hiện nếp sống văn minh tại các khu công cộng, chung cư cao tầng, từ đó tạo dần thói
quen cho người dân. Singapore cũng đã ứng dụng chiến lược năng lượng thấp trong các
tòa nhà, đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Đây chính là chiến
lược tổng thể nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo phát triển bền vững.
2.2.5 Nhật Bản (Phát triển đô thị hài hòa với môi trường, giảm thiểu carbon)
Đô thị hóa vùng ven thành phố ở Nhật Bản khởi đầu từ cuối thế kỷ 19 khi nước này
đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, buộc thời Minh trị có những nỗ lực
54