Page 56 - Maket 17-11_merged
P. 56
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
quy hoạch thành phố theo hướng phân vùng phát triển. Nhằm hiện đại hóa Tokyo và các
vùng đô thị với các địa lộ sang trọng và các công trình vĩ đại như ở Paris hay Luân Đôn.
Nhật Bản mở rộng và phát triển đô thị bằng cách xây dựng các khu đô thị
mới. Với mục tiêu phát triển đô thị hài hòa với môi trường, hiện nay Nhật Bản đã đạt
được các thành tựu trong việc xây dựng các mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh và
sinh thái.
Với xu hướng dân số giảm hiện nay và trong tương lai, Nhật Bản sẽ xây
dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường, giảm lượng carbon (CO ), nâng cao
2
sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến
hành chiến lược thông minh, thu gọn các vùng ngoại ô, đạt được đô thị bền vững.
thông qua việc đưa ra chính sách thuế carbon để quyết tâm giảm phát thải carbon xuống
mức thấp nhất tại các thành phố lớn.
Sự phát triển đô thị của Nhật Bản hướng tới đô thị hài hòa thân thiện với môi trường
được thể hiện rõ ở Tokyo. Thành phố Tokyo được quy hoạch với tầm nhìn và mục tiêu
phát triển về hạ tầng, môi trường, an ninh, văn hóa, du lịch và công nghiệp trình độ cao.
Có thể nói, chính quyền thủ đô Tokyo đã đi trước Chính phủ trong việc thiết lập nhiều
chính sách kiểm soát ô nhiễm, nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Tokyo đã kêu gọi giảm
80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Mô hình của Tokyo đã được
nhân rộng cho hầu hết các thành phố của Nhật Bản, thậm chí còn lan sang các nước láng
giềng.
2.3 Tổng hợp kinh nghiệm Quốc tế có thể áp dụng cho Việt Nam trong công tác
quy hoạch nông thôn mới ven đô gắn với đô thị hóa
2.3.1 Quy hoạch ven đô
- Kiểm soát việc phát triển đô thị dàn trải (như ở các nước châu Âu) giúp thành phố
phát triển bền vững hơn về xã hội và môi trường. Để kiểm soát vùng ven các đô thị Việt
Nam, vành đai xanh cần được áp dụng trong quy hoạch các thành phố lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Thanh Hoá… nhằm mục tiêu kiểm soát không cho hình thành dự án đô thị
kiểu phân tán (kiểu đô thị nhảy cóc). Tuy nhiên, sau khi đồ án quy hoạch được duyệt,
không có chính sách hỗ trợ nên công cụ vành đai xanh đô thị không trở thành hiện thực
trong quản lý đô thị.
- Các quốc gia trải qua giai đoạn đô thị hóa nhanh đều đối mặt với vấn đề phát triển
nóng ở vùng ven đô hay còn gọi là hiện tượng ‘đô thị hóa vùng ven’ (peri-urbanisation).
Kết quả là hình thành các khu định cư mới lỗ chỗ và sử dụng đất không liền khoảnh, xu
hướng này được coi là thiếu tính bền vững, khó bảo vệ đất nông nghiệp và không gian mở.
- Về mặt khái niệm, ranh giới đô thị bao gồm ranh giới hành chính và ranh giới
55