Page 59 - Maket 17-11_merged
P. 59

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           nặng cho các thế hệ tương lai. Đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững là hai vấn đề của
           một hiện tượng phát triển xã hội ngày nay.

               - Đô thị hóa tập trung: Toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các
           thành phố lớn và các vùng xung quanh hình thành các đô thị khổng lồ như New York,
           Mehico City, Tokyo... tạo ra sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, đồng thời gây ra sự
           mất cân bằng sinh thái, phá hoại môi trường sống. Ở Việt Nam hiện nay đã hình thành 2
           vùng đô thị lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

               - Đô thị hóa phân tán: Hình thành mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc, phát triển cân
           đối công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều
           kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn.

               Nhiều nước đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương đã lựa chọn xu hướng Đô
           thị hóa phân tán. Điều này phù hợp với thực tế và có điều kiện để thực hiện vì đô thị hóa
           thực chất là công nghiệp hóa, đầu tư theo chiều sâu, tận dụng các cơ sở công nghiệp sẵn
           có ở thành phố đồng thời đưa công nghiệp và thủ công nghiệp vào các thị trấn, các điểm
           dân cư có mầm mống đô thị, tạo việc làm để thu hút lực lượng lao động dư thừa ở nông
           thôn mà không phải di dân vào đô thị đi đôi với việc phát triển dịch vụ công cộng, cải
           thiện và nâng cao chất lượng sống cho mọi người dân.
               1.2  Xu hướng đô thị hóa
               Công nghiệp hoá mang lại động lực cho đô thị hoá, đó là đặc trưng cơ bản của đô
           thị hoá thế giới, đặc biệt là đô thị hoá của các nước phát triển, từ thế kỷ XVIII trở lại
           đây. Nhưng ở các quốc gia và khu vực khác nhau, do có sự chênh lệch về tiến trình và
           trình độ công nghiệp hoá, cùng với sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội, nên tồn tại
           những khác biệt rất lớn trong quá trình đô thị hoá, dù rằng trong hệ thống nội bộ các nước
           phát triển phương Tây, đô thị hoá cũng có thể phân giải thành các hình thức khác nhau.

               Theo báo cáo của Chương trình dân số của Liên Hợp Quốc thì năm 1800 mới chỉ
           có khoảng 2% dân số thế giới sinh sống tại các đô thị, tới năm 1950, tỷ lệ này đạt mức
           khoảng 30%. Hiện nay, khoảng một nửa dân số của hành tinh là các thị dân và cứ sau
           mỗi ngày lại có thêm 180.000 người nhập cư vào các thành phố. Đến năm 2050, số cư
           dân thành thị sẽ chiếm 2/3 trên tổng dân số toàn cầu và 80% GDP của toàn bộ nền kinh
           tế thế giới. Cũng theo bản báo cáo này thì hiện 20% dân số thế giới đang sinh sống và
           làm việc tại 600 thành phố lớn nhất hành tinh với 60% GDP toàn cầu.
               Thế kỷ XXI sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các đô thị. Đây là, thế kỷ đô thị đầu tiên,
           có 50% dân số toàn cầu sẽ sống trong các đô thị.  Vào năm 2050, sẽ có khoảng 70% dân
           số sống ở thành thị (khoảng 2,5 tỷ người). Các đô thị hiện nay chỉ chiếm 2% diện tích trái
           đất, tiêu thụ từ 60 - 80% tổng số năng lượng tiêu thụ và thải ra 75% lượng khí CO2 của
           toàn thế giới. Khoảng 1 tỷ người sống trong các khu ổ chuột với điều kiện sinh hoạt thấp.

                                                58
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64