Page 62 - Maket 17-11_merged
P. 62

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           thành phố trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 10 thành phố trực
           thuộc tỉnh, 10 đô thị loại II còn lại là các đô thị loại III, IV và V .
                                                                   6
               Trong cả thời kỳ 1986-2007, trước những diễn biến phức tạp của kinh tế trong
           nước cũng như quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định vị trí, vai trò
           cũng như tầm ảnh hưởng của quá trình ĐTH, CNH đến phát triển KT-XH của đất nước
           nói chung cũng như phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đại hội đại biểu toàn
           quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời
           kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông
           nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp
           chế biến nông, lâm, thủy sản. Nhằm phục vụ mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
           Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg phê duyệt định
           hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 với quan điểm bố
           trí hợp lý các đô thị lớn, trung bình và nhỏ, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng
           lãnh thổ, kết hợp đẩy mạnh ĐTH nông thôn và xây dựng NTM. Báo cáo chính trị Đại
           hội IX cũng nhấn mạnh “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm”, “huy
           động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”.
           Báo cáo đã nêu rõ: “Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện
           đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình ĐTH nông thôn…. xây dựng đồng
           bộ và từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi,
           cấp thoát nước...”.
               Nhờ sự đổi mới toàn diện trong chủ trương, đường lối phát triển đất nước, trong
           giai đoạn này làn sóng đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng nhanh, doanh nghiệp phát triển
           mạnh, tập trung vào kinh tế đô thị và công nghiệp. Hình thành các khu công nghiệp và
           các khu đô thị lớn, làm thay đổi kết cấu kinh tế ở nhiều địa phương. Quá trình đô thị
           hóa, công nghiệp hóa đã khiến sự chuyển đổi kinh tế ngày càng tăng. Kéo theo đó là
           sự chuyển biến của nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ này. Sản xuất nông
           nghiệp có sự chuyển biến từ sản xuất thuần túy, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa
           quy mô lớn, có sản phẩm xuất khẩu. Nếu như đầu năm 1988, nước ta mặc dù là một
           nước thuần nông nhưng vẫn phải nhập đến 450 nghìn tấn lương thực, đời sống người
           dân chưa cao, đặc biệt là người nông dân, thì đến năm 1989, nước ta đã không những
           tích luỹ đủ số lương thực dự trữ mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn.
           Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong suốt thập kỷ 1990 đạt 4,3%/năm , xuất
                                                                                  7
           khẩu nông sản có tốc độ tăng bình quân 13,05%/năm. Năm 2007 giá trị xuất khẩu nông
           nghiệp đạt 9,2 tỷ USD, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu .
                                                                  8
               (6)   Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11/2013
               (7)   Tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản giai đoạn 1987-1990 bình quân đạt 2,6%/năm; giai đoạn 1991-1995
           đạt 4,6%/năm; giai đoạn 1996-2000 đạt 4,42%/năm.
               (8)   Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

                                                61
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67