Page 65 - Maket 17-11_merged
P. 65

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               3. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam

               - Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đất nước: Công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình
           đô thị hóa. Hình thành nhiều các khu, cụm công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao
           gần các đô thị hiện có. Cụ  thể, năm 2000 Việt Nam có 33 khu công nghiệp, năm 2018
           có gần 300 khu công nghiệp.

               -  Đô thị hóa diễn ra không đồng đều, nhiều nơi mang tính tự phát, thiếu quy hoạch:
           đa số là đô thị loại vừa và nhỏ, tỷ lệ đô thị nhỏ chiếm tỷ lệ lớn dẫn tới gây sức ép cho các
           đô thị lớn. Quá trình ĐTH luôn xuất hiện khu vực ven đô thị. Đặc trưng của khu vực này
           là luôn biến đổi theo quá trình phát triển của các đô thị. Hạ tầng kỹ thuật đô thị tại khu
           vực này không theo kịp tốc độ đô thị hóa.

               - Đô thị hóa thúc đẩy di cư và mật độ dân số cao ở các đô thị lớn: Các thành phố
           lớn và cực lớn có sự tập trung đông dân cư. Dân số đô thị ở thành phố Hà Nội và thành
           phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số đô thị toàn quốc. Sự gia tăng
           dân số đô thị tăng liên tục do các nguyên nhân sau: Gia tăng tự nhiên ở các đô thị; Di cư
           từ khu vực nông thôn ra thành thị.
               - Đô thị hóa gắn với mở rộng địa giới hành chính: Việc mở rộng địa giới hành chính
           dẫn đến tăng tỷ lệ đô thị hóa. Cụ thể như thành phố Hà Nội, thành phố Biên Hòa.

               - Về phân theo các vùng như sau: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 322,86
           nghìn ha, chiếm 16,63% diện tích đất đô thị của cả nước, giảm 13,76 nghìn ha so với
           năm 2010; Vùng đồng bằng sông Hồng có 315,31 nghìn ha, chiếm 16,24% diện tích đất
           đô thị của cả nước, tăng 84,25 nghìn ha so với năm 2010; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
           hải miền Trung có 451,73 nghìn ha, chiếm 23,26% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng
           117,86 nghìn ha so với năm 2010 (Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 210,29 nghìn ha, chiếm
           46,55% diện tích đất đô thị của vùng, tăng 86,60 nghìn ha so với năm 2010; Tiểu vùng
           Duyên hải miền Trung có 241,44 nghìn ha, chiếm 53,45% diện tích đất đô thị của vùng,
           tăng 31,26 nghìn ha so với năm 2010); Vùng Tây nguyên có 208,40 nghìn ha, chiếm
           10,73% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 27,81 nghìn ha so với năm 2010; Vùng
           Đông Nam bộ có 215,40 nghìn ha, chiếm 11,09% diện tích đất đô thị của cả nước; tăng
           56,58  nghìn ha so với năm 2010; Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 428,04 nghìn ha,
           chiếm 22,05 diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 151,85 nghìn ha so với năm 2010.
           Trong diện tích đất đô thị có 199,13 nghìn ha đất ở đô thị chiếm 10,25% đất đô thị, bình
           quân đất ở tại đô thị đạt khoảng 49,78 m /người.
                                              2
               Mật độ dân số Việt Nam cũng tăng cao với 290 người/km2 (năm 2019). Hà Nội và
           Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương
           ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2. Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh
           nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng Duyên hải.


                                                64
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70